Yêu Cầu Về Thị Trường Lao Động

Yêu Cầu Về Thị Trường Lao Động

Thị trường lao động trong nước và thế giới dự báo vẫn có những biến động trong thời gian tới. Một số doanh nghiệp cắt giảm lao động, song cũng có những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề, kỹ năng phù hợp.

Ý nghĩa của thị trường lao động

Thị trường lao động đóng vai trò và có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội. Phát triển thị trường lao động sẽ có tác động mạnh mẽ đối với người lao động cũng như thu hút nhà đầu tư.

Những ý nghĩa của thị trường lao động

Có nhiều phân lớp khác nhau tạo nên sự đa dạng của thị trường lao động

Khi nhắc đến thị trường lao động, chúng ta không chỉ nhắc đến thị trường lao động chung, người ta còn nhắc đến các phân lớp khác như thị trường lao động theo vị trí địa lý hay thị trường lao động theo trình độ kỹ năng.

Các ranh giới thị trường lao động được tạo ra dựa trên những đặc điểm cung – cầu về lao động khác nhau của mỗi vùng miền và khu vực. Bởi thực chất, ngay cả trong một quốc gia, mức độ cung – cầu giữa mỗi vùng miền cũng là khác nhau.

Bên cạnh đó, mỗi chuyên ngành, mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những trình độ chuyên môn, kỹ năng khác nhau. Do đó, cũng có sự khác biệt nhất định, từ đó tạo ra những ranh giới. Chính vì thế, thị trường lao động có sự đa dạng riêng.

Cơ hội và thách thức về xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam

Những cơ hội và thách thức của thị trường lao động Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, thị trường lao động tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển. Điển hình là việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó, các quy định liên quan đến lao động nhằm xây dựng một sân chơi bình đẳng trên quy mô toàn cầu.

Dựa vào điều đó, đây là cơ hội tốt để Việt Nam sửa đổi các điều lệ pháp luật lao động cũng như các thể chế lao động để thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn.

Không chỉ vậy, các FTA còn có những yêu cầu liên quan đến thể chế hỗ trợ quan hệ lao động, và các điều kiện và cam kết mà thông qua đó, thị trường lao động tại Việt Nam có cơ hội “đàn hồi” tốt hơn trước những biến động của thị trường.

Bên cạnh đó, hiện nay thị trường lao động Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội khi chính trị xã hội được đánh giá là ổn định và cởi mở hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Điều này đã thu hút rất nhiều vốn đầu tư và các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó có nguồn việc làm dồi dào.

Nguồn nhân lực tại Việt Nam cũng đang ngày càng được nâng cao hơn về mặt chuyên môn cũng như năng lực làm việc. Đặc biệt đối với những người lao động tri thức. Nguồn lao động tri thức đang ngày càng đông đảo và chất lượng hơn.

Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội sẽ luôn có những thách thức. Việc đẩy mạnh phát triển thị trường lao động để phù hợp với điều kiện quốc tế sẽ là những khó khăn trong việc thay đổi chính sách cũng như hệ thống pháp luật.

Cơ cấu pháp luật hiện chưa đủ linh hoạt để thích ứng với việc triển khai một phương pháp mới, cộng với việc các bên liên quan chưa hoàn toàn hiểu biết về các quy định này. Thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện các cuộc đối thoại và thương lượng cũng đóng vai trò quan trọng, tạo ra những trở ngại đối với hoạt động của thị trường lao động, gây ra sự không đồng nhất so với kỳ vọng.

Bên cạnh đó, thế giới cũng đang đổi thay nhanh chóng cùng với những sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Các yếu tố mới liên tục xuất hiện tác động đến thị trường lao động cũng như cách thị trường lao động vận hành.

Máy móc công nghệ, robot, trí tuệ nhân tạo lần lượt xuất hiện và nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, thậm chí thay thế người lao động. Điều đó đặt ra thách thức về việc đào tạo tay nghề, cũng như kỹ năng chuyên môn của người lao động.

Việc thế giới biến đổi nhanh chóng khiến cho chúng ta không kịp định hình về thiên hướng phát triển của thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Bởi vậy, rất khó để có một định hướng chính xác nhằm mục đích nâng cao thị trường lao động cũng như bắt nhịp được với thế giới.

Một số đặc trưng của thị trường lao động tại Việt Nam

Đặc điểm đầu tiên của thị trường lao động Việt Nam đó là lực lượng lao động trẻ và có trình độ văn hóa khá, có khả năng tiếp cận với những công nghệ và kiến thức mới, mức chi phí cho lao động trẻ tại Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước khác.

Lao động tại Việt Nam có số lượng lớn với khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động. Các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn, kể cả đối với công nhân hay nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, chất lượng không phải lúc nào cũng như doanh nghiệp mong muốn.

Trình độ chuyên môn hay tay nghề của người lao động trên thị trường lao động Việt Nam nhìn chung còn chưa cao. Thêm vào đó, các vấn đề liên quan đến ý thức hay tác phong làm việc vấn đề cần được nâng cao và cải thiện.

Một đặc điểm nổi bật đối với thị trường lao động tại Việt Nam đó chưa hoàn toàn phát triển hoàn thiện, quy mô thị trường còn hạn chế. Vẫn còn mang tính tự phát.

QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI

TOP 12 CÁCH GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN GIỎI HIỆU QUẢ BẠN CẦN BIẾT

Giảm đóng góp tệ nạn xã hội

Có thị trường lao động, người dân sẽ có được việc làm và cơ hội để làm. Điều này sẽ góp phần giảm đi những cơ hội phát sinh các tệ nạn xã hội xuất phát từ thất nghiệp.

Khi mọi người có cơ hội làm việc và kiếm thu nhập hợp lý từ thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp và tệ nạn xã hội như tội phạm, nghèo đói thường giảm đi. Điều này là vô cùng ý nghĩa vì nó cũng ảnh hưởng tới trật tự và an sinh xã hội.

Xem thêm: THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LÀ GÌ? CÁC BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG

Hàng hóa của thị trường lao động là hàng hóa đặc biệt

Không giống với các loại mặt hàng thông thường, hàng hóa sức lao động đi liền với những cá nhân có sức lao động, hay nói cách khác, nó gắn liền với người lao động, cả về số lượng và chất lượng. Cho dù có được đã được trao đổi trên thị trường lao động, hay chưa được trao đổi, vẫn cần có những điều kiện để tồn tại và phát triển.

Bên cạnh đó, người lao động luôn có quyền kiểm soát về mặt số lượng và chất lượng sức lao động, được trau dồi và phát triển trong quá trình lao động. Vì vậy mà để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả của quá trình lao động, việc phát triển các mối quan hệ lao động là việc không thể bỏ qua.

Không chỉ vậy, người sử dụng lao động cũng cần phải có một cơ chế đãi ngộ tốt, những chính sách kích thích và tạo động lực phù hợp với người lao động, như vậy mới có thể nâng cao chất lượng hàng hóa sức lao động, phát triển đẻ có lợi cho công ty và doanh nghiệp.

Hàng hóa trên thị trường lao động là hàng hóa sức lao động

Tình hình thị trường lao động Việt Nam năm 2023

Điểm tích cực đầu tiên nhìn thấy tại thị trường lao động Việt Nam trong năm 2023 đó là tỷ lệ lao động trẻ đã tăng hơn. Theo thống kê, tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi đã tăng 666,5 nghìn người so với năm trước.

Lực lượng lao động tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023

Trong số đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng tăng so với năm ngoái. Cụ thể tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam tăng thêm 0,2 điểm phần trăm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ tăng 0,4 điểm phần trăm.

Không chỉ có sự gia tăng về mặt lực lượng lao động, thị trường lao động Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng về tỷ lệ việc làm. Cụ thể, số lao động có việc làm trong năm 2023 đã tăng 683 nghìn người so với năm 2022, tương ứng với 1,35%. Đáng mừng hơn, tỷ lệ người lao động có việc làm tăng ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị.

Bên cạnh đó, không chỉ gia tăng về mặt số lượng, chất lượng của lực lượng lao động tại Việt Nam cũng đã có nhiều cải thiện trong năm 2023. Theo báo cáo, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ trong năm 2023 đã tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022.

Không chỉ thế, thu nhập bình quân cũng có dấu hiệu tăng. Thu nhập bình quân tháng của lao động tại Việt Nam trong năm 2023 là 7,1 triệu, tăng 6,9% so với năm 2022. Đây không phải là một mức lương trung bình cao, nhưng cũng là một dấu hiệu tăng đáng mừng.

Điểm hạn chế đầu tiên cần nhắc đến chính là chất lượng của nguồn lao động trên thị trường lao động Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ người lao động qua đào tạo và có bằng cấp tại Việt Nam đã tăng, tuy nhiên, so với nhu cầu của thị trường là chưa đủ. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng vẫn là vấn đề cấp thiết.

Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành trong năm 2023 cũng chậm hơn. So với các năm trước, sự chuyển dịch trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp chậm hơn, trong khi đó, khu vực dịch vụ và công nghiệp không tăng nhiều.

Ngoài ra, số lượng lao động sử dụng hết tiềm năng vẫn chưa cao. Điều này chứng tỏ thị trường lao động Việt Nam vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Dẫn đến khó khăn trong việc phát triển thị trường lao động. Đây cũng là một trong những lý do vì sao tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao, cần phải giải quyết.

Xem thêm: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG NGÁCH - CHIẾN LƯỢC ĐẶC BIỆT DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG

Thị trường lao động là một thị trường rộng lớn và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của xã hội và quốc gia. Một thị trường lao động ổn định sẽ mang lại rất nhiều lợi ích và là bước đệm mạnh mẽ cho sự vươn lên của một đất nước.

Bài viết trên đây của Tiếng Anh giao tiếp Langmaster đề cập đến thị trường lao động là gì cũng như giải thích các khía cạnh xung quanh đó. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu nhiều hơn về thị trường lao động và có được những thông tin cần thiết phục vụ cho công việc của mình.

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực kĩ thuật tăng

Từ phân tích dữ liệu đăng tuyển dụng của doanh nghiệp (DN) và người lao động tìm việc làm từ internet trong quý IV/2023 (21.160 lượt DN đăng tuyển dụng 69.442 lao động, 77.553 người lao động tìm việc), Bộ LĐTBXH nhận định, triển vọng thị trường lao động quý I/2024 là 51,7 triệu người có việc làm, tăng 217.000 người so với quý IV/2023. Dự báo 3 ngành nghề có nhu cầu tăng việc làm là: Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 1,8%; Sản xuất thiết bị điện tăng 1,6%; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 1,6%. Những ngành nghề giảm việc làm là: In, sao chép bản ghi các loại giảm 13%; Hoạt động xây dựng chuyên dụng giảm 5,4% và Sản xuất thiết bị điện giảm 3,2%.

Về xu hướng tuyển dụng, Bộ LĐTBXH cho biết trong quý I/2024 yêu cầu trình độ đại học trở lên là 53,7%; cao đẳng, trung cấp, sơ cấp 39,0% và 7,3% không yêu cầu người lao động có chuyên môn kỹ thuật. Về vị trí việc làm, nhân viên chiếm 68,5%; quản lý bậc trung chiếm 18,5%; việc làm tạm thời chiếm 6,9%.

Về đặc điểm của người đi tìm việc, cho thấy: 43,8% người lao động có trình độ đại học trở lên; 32,1% người lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và 24,1% không có bằng cấp chứng chỉ. Có tới 53,9% người lao động muốn ứng tuyển vị trí nhân viên; 25,3% vị trí quản lý bậc trung và 17,2% vị trí làm việc tạm thời.

Phân tích xu hướng tuyển dụng và đặc điểm của người đi tìm việc cho thấy, nguồn cung và cầu lao động đang vênh nhau. Cụ thể, các DN đang cần nhiều lao động trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên (53,7%), trong khi số người lao động có mong muốn làm ở vị trí này lại thấp hơn (43,8%). DN cần tuyển ít quản lý bậc trung (18,5%) thì nhiều người lao động lại đăng ký ứng tuyển vào vị trí này (25,3%). Và, trong khi 7,3% doanh nghiệp không yêu cầu chuyên môn kỹ thuật thì 24,1% người lao động đi tìm việc không có bằng cấp/chứng chỉ...

Đánh giá về thị trường lao động hiện nay, nhiều chuyên gia cũng nhận định và đưa ra thực tế, thị trường lao động vẫn còn mất cân đối cung – cầu dẫn đến hệ lụy nhiều tập đoàn đến Việt Nam đầu tư, muốn tuyển dụng lực lượng lao động trình độ phổ thông, có tính chất gia công thì có nhưng cần lực lượng lao động để đáp ứng công nghệ cao còn thiếu. Đáng chú ý, cầu lao động còn rất yếu, cung lao động cũng chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng. Và để cung và cầu lao động hợp lý, trước hết cần có sự chuyển đổi kinh tế chứ không chỉ riêng ngành lao động.

Đổi mới tư duy đào tạo nhân lực

Năm 2024 được dự báo là năm tiếp tục còn khó khăn. Đặc biệt, Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phải thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Trong bối cảnh đó, cần xác định rõ thách thức, tạo ra được cơ hội. Kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn sẽ trở thành xu thế của thời đại, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhưng cũng có những rào cản kỹ thuật. Vì vậy, nhân lực chất lượng cao chính là tài nguyên quan trọng nhất và nhân tài chính là động lực đột phá.

Trong báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra nhận định, dù tăng trưởng ấn tượng trong 10 năm nhưng năng suất lao động theo giờ của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực.

Theo WB, năng suất lao động của Việt Nam đã tăng 64% trong giai đoạn 2010 - 2020, nhanh hơn tất cả quốc gia cùng khu vực, chủ yếu nhờ sự cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và dòng vốn FDI lớn. Tuy nhiên, bất chấp sự tăng trưởng này, mức năng suất lao động vẫn thấp hơn nhiều các nước đồng cấp.

Để khắc phục tình trạng trên, WB cho rằng, có thể tăng năng suất lao động qua 3 kênh, trong đó, đặc biệt tập trung vào sự tham gia của các công ty khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Theo WB, trọng tâm là phải tập trung vào sự tham gia của các công ty khởi nghiệp đổi mới. Các công ty này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm chất lượng cao, tạo ra thị trường mới và phá vỡ thị trường hiện có, từ đó thúc đẩy năng suất của khu vực tư nhân.

Bên cạnh vai trò của DN, theo các chuyên gia, để xây dựng được nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng bối cảnh hiện nay, giải pháp quan trọng là đổi mới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Bởi, hiện nay đây là khâu yếu dù hệ thống giáo dục đào tạo khá đa dạng, song việc đào tạo vẫn chưa theo hướng nhu cầu thị trường cần.

Tới nay nhiều hệ thống giáo dục đào tạo nghề đã mạnh dạn thay đổi phương thức đào tạo nhờ đó đã thu hút lượng lớn sinh viên theo học, đồng thời nhận được nhiều đơn đặt hàng của DN đào tạo theo yêu cầu. Điển hình như Trường Cao đẳng Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh, trong 2 năm gần đây đã thực hiện đào tạo theo mô hình 1+1+1. Đó là 1 năm đào tạo tại nhà trường, 1 năm đào tạo tại trung tâm đào tạo của DN do các chuyên gia, giảng viên của DN đào tạo, giảng dạy và 1 năm sẽ vào các vị trí việc làm tại các DN. Với mô hình 1+1+1, sinh viên vào trường từ năm thứ nhất đã được các DN ký ngay hợp đồng lao động.

Ông Nguyễn Quốc Huy - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh cho biết, lúc chuyển đổi phương thức đào tạo cũng gặp không ít áp lực, tuy nhiên những ngành nghề trường chọn đào tạo phù hợp với DN, thị trường cần. Do đó, chỉ sau một năm triển khai mô hình 1+1+1 đã thu hút lượng lớn học sinh đăng ký học. Nhiều khoa như điện tử bán dẫn, cơ điện… sinh viên khi tốt nghiệp được mời về DN làm việc với mức lương khá cao từ 20 - 70 triệu đồng/tháng.

Trên đây là nhận định của các chuyên gia tại Talkshow Bùng nổ công nghệ - Rủi ro suy thoái kinh tế và cơ hội việc làm hiện nay, diễn ra trong khuôn khổ sự kiện UEH Sharing - Career  2023, do Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 23/4.

Thông tin về thị trường lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Đỗ Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố có trên 4,6 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó trên 4,42 triệu người đang làm việc trong các ngành kinh tế (3,8 triệu người lao động ở khu vực ngoài nhà nước).

Tùy thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như trong nước, dự báo năm 2023, thị trường lao động của Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu từ 280.000 đến 320.000 lao động ở các vị trí việc làm; trong đó, nhu cầu lao động đã qua đào tạo chiếm đến 86,45%, cụ thể trình độ đại học 23,54%, cao đẳng 20,65%, trung cấp 25,49%, sơ cấp 16,77%. Trong tổng số nhu cầu nhân lực, khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 70,61%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,06%, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,3%; các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 88% trong tổng nhu cầu nhân lực thị trường.

Tiến sĩ Đỗ Thanh Vân cho rằng, nhu cầu nhân lực của thị trường lao động hiện nay khá đa dạng, trong đó các yếu tố cốt lõi để lao động có thể đáp ứng được yêu cầu đó là nắm vững chuyên môn nghiệp vụ; trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm; tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu công việc; hiểu biết các quy định pháp luật liên quan đến lao động.

Từ thực tế, chuyên gia nhân sự Bùi Quang Vinh phân tích, thị trường nhân sự thế giới hiện nay ghi nhận có đến 11 xu hướng, trong đó có xu hướng nền kinh tế dựa trên kỹ năng. Thực tế trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, trong các yêu cầu cơ bản tuyển dụng nhân lực đều có yêu cầu về kỹ năng, năng lực, bên cạnh yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm. Tùy từng vị trí việc làm, doanh nghiệp thường đưa ra 3 nhóm yêu: Kỹ năng cơ bản (yêu cầu chung cho các ngành nghề), kỹ năng chuyên môn theo từng vị trí và kỹ năng lãnh đạo cho các vị trí lãnh đạo.

Tuy nhiên, trong thị trường lao động, không chỉ có yêu cầu một phía từ doanh nghiệp với người lao động, mà quá trình tuyển dụng và làm việc, người lao động cũng có những yêu cầu riêng về môi trường, điều kiện phát huy năng lực cá nhân. Ghi nhận trên thị trường lao động cho thấy, có khá nhiều lao động "nhảy" việc với lý do doanh nghiệp không đáp ứng về điều kiện phát triển bản thân. Vì thế, doanh nghiệp cũng khá căng thẳng trong việc đưa ra các chính sách giữ chân nhân sự giỏi.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong đào tạo và nhu cầu xã hội hiện có hai xu hướng chính, đó là xuất hiện những ngành nghề hoàn toàn mới hoặc sự tự đổi mới của những ngành đào tạo truyền thống để thích nghi trong bối cảnh bùng nổ công nghệ. Từ thực tế này, quá trình chọn ngành học, rất nhiều học sinh đặt câu hỏi rằng ngành nghề nào sẽ bị thay thế, ngành nghề nào sẽ lên ngôi. Tuy nhiên, thay vì chỉ quan tâm đến việc học ngành gì chúng ta nên đặt vấn đề học như thế nào để đáp ứng yêu cầu công việc. Bởi thực tế, để giải quyết các yêu cầu công việc, ngoài kiến thức chuyên môn còn cần rất nhiều kỹ năng mềm khác, điều mà công nghệ, trí tuệ nhân tạo không thể làm được.

Ở góc độ chuyên môn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Thịnh, Viện trưởng Viện Công nghệ thông minh tương tác Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, bên cạnh rất nhiều ưu điểm thì trí tuệ nhân tạo cũng có những nhược điểm riêng khiến nó không thể thay thế con người, như không có tính liên kết dữ liệu, không có tính tưởng tượng và cảm xúc... Vì thế, trong tương lai dù trí tuệ nhân tạo có phát triển mạnh hơn nữa cũng không thể nào có thể thay thế con người. Tức là trí tuệ nhân tạo không làm cho ngành nghề nào hoàn toàn biến mất mà người học có sự biến đổi linh hoạt, thích nghi giữa các ngành khác nhau, dựa trên công nghệ số.