Tìm Hiểu Cộng Đồng Châu Á

Tìm Hiểu Cộng Đồng Châu Á

Không chỉ một, quốc gia Đông Nam Á này coi hoa nhài, lan mặt trăng và hoa xác thối là quốc hoa, mỗi loài có ý nghĩa và đặc điểm riêng.

Rủi ro pháp lý khi giao kết hợp đồng cộng tác viên để trốn đóng bảo hiểm xã hội? Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu?

Khi giao kết hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ thì doanh nghiệp hay cá nhân hoạt động thương mại phải đăng ký kinh doanh. Nếu không thực hiện là sai quy định và rủi ro doanh nghiệp có thể bị loại khỏi chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Khi giao kết hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động mà trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ chịu phạt vi phạm từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Đối với tổ chức thì mức phạt sẽ gấp hai lần mức chịu phạt đối với cá nhân.

Hợp đồng cộng tác viên có được đơn phương chấm dứt

Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ: Khi việc thực hiện công việc đã được ghi nhận trong hợp đồng không có lợi cho một trong bên trong hợp đồng thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, khi chấm dứt phải đảm bảo đúng các nội dung đã được ký kết trong hợp đồng.

Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động: Cộng tác viên - người lao động và bên nhận cộng tác viên - người sử dụng lao động xác lập mối quan hệ lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 35, Điều 36 Bộ luật lao động 2019 để việc đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng cộng tác viên

Quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng cộng tác viên cụ thể như sau:

III. Giải đáp một số câu hỏi về hợp đồng cộng tác viên

Trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng cộng tác viên thường gặp các vướng mắc sau cần giải đáp:

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp đồng cộng tác viên

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến Hợp đồng cộng tác viên với quy trình, công việc thực hiện gồm:

- Tiếp nhận thông tin liên quan đến Hợp đồng cộng tác viên;

- Hướng các bên liên quan chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện soạn thảo, đàm phán, ký kết Hợp đồng cộng tác viên và thực hiện các thủ tục có liên quan khác;

- Soạn thảo, đại diện, hỗ trợ khách hàng nộp, sửa hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Nhận kết quả thực hiện các thủ tục liên quan và bàn giao kết quả cho Khách hàng.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc về hợp đồng cộng tác viên NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hợp đồng cộng tác viên là gì

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu cộng tác viên là gì? Cộng tác viên là người cộng tác với tổ chức để thực hiện những công việc mà đã được định lượng sẵn khối lượng công việc, thù lao, địa điểm, thời gian,.. Đây là công việc mang tính chủ động cao, cộng tác viên có thể không cần đến nơi làm việc như những nhân viên chính thức.

Thực tế, hợp đồng cộng tác viên là tên gọi mà các bên đặt cho hợp đồng chứ không phải một hợp đồng có quy định cụ thể theo pháp luật. Tùy thuộc vào nội dung thể hiện trong hợp đồng này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể nhận định hợp đồng này thực chất là quan hệ pháp luật lao động hay quan hệ pháp luật dịch vụ.

Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng cộng tác viên

Như đã trình bày ở phần trên bài viết, Hợp đồng cộng tác viên mang tính chất của hợp đồng lao động hay hợp đồng dịch vụ tùy thuộc vào nội dung giao kết trong hợp đồng.

Như vậy, tùy vào bản chất pháp lý của từng loại hợp đồng cộng tác viên mà doanh nghiệp có thể xác định loại hợp đồng phù hợp với khả năng và điều kiện của doanh nghiệp.

Các loại hợp đồng cộng tác viên

Căn cứ theo bản chất của giao dịch giữa doanh nghiệp và cộng tác viên có thể chia Hợp đồng cộng tác viên là Hợp đồng dịch vụ và Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động.

Như vậy, trong Hợp đồng cộng tác viên, cộng tác viên sẽ là bên thực hiện hay cung ứng dịch vụ. Theo đó, bên nhận cộng tác viên làm việc sẽ trả tiền dịch vụ cho cộng tác viên và cộng tác viên chỉ việc hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy, trong hợp đồng cộng tác viên có những nội dung liên quan đến việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của bên nhận cộng tác viên hay trong hợp đồng cộng tác viên có các điều khoản như: nội quy lao động, điều lệ công ty, thời gian làm việc trong một ngày, thời gian nghỉ lễ,.. thì hợp đồng đó được coi là hợp đồng lao động.

Căn cứ vào từng ngành nghề cụ thể cũng có thể chia Hợp đồng cộng tác viên thành: hợp đồng cộng tác viên kinh doanh, hợp đồng cộng tác viên hướng dẫn du lịch, hợp đồng cộng tác viên dịch thuật, hợp đồng cộng tác viên marketing,..

Hợp đồng cộng tác viên có cần đóng bảo hiểm không

Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ nên bên cung ứng dịch vụ không phải là người lao động. Do đó không áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động, người lao động được hưởng quyền lợi theo quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:

Theo khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn,..

Theo khoản 1, Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2014, người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Luật việc làm 2013, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội.

TÌM HIỂU GIAO THÔNG CÔNG CỘNG Ở MỸ

Khi sang Mỹ du học, trường đại học / cao đẳng mà bạn lựa chọn sẽ cập nhật thông tin về giao thông địa phương trên trang web của trường, cũng như nhân viên hỗ trợ sinh viên quốc tế sẽ tư vấn tận tình nếu bạn có câu hỏi. Dưới đây là một số loại hình phương tiện giao thông phổ biến

Vì một số lý do mà phương tiện giao thông công cộng ở Mỹ bị nhận thức hơi tiêu cực, cụ thể là xe buýt. Nhiều người Mỹ thích tự lái xe từ điểm A đến điểm B bằng ô tô riêng. Lý do chính thường là vì nước Mỹ quá rộng lớn và mọi thứ nằm cách xa nhau, nên việc lái xe sẽ đơn giản hơn so với việc dựa vào các phương tiện giao thông công cộng. Khu vực thường thấy nhiều ô tô riêng là California, tương tự ở Arizona và New Mexico, nơi có rất nhiều sa mạc, cảnh quan vắng vẻ, thưa thớt và các cung đường cao tốc dài tít tắp, phẳng lì.

Nhưng đối với du học sinh quốc tế, xe buýt là lựa chọn phù hợp trên đường bộ, bạn chỉ cần hỏi và tìm hiểu về các tuyến đường cũng như lịch trình xe chạy. Đây cũng là cách phổ biến nhất để đi du lịch khắp nước Mỹ mà không cần lo lắng về việc tự lái xe. Tùy thuộc vào điểm đến mà bạn sẽ săn được những ưu đãi về giá vé, phù hợp với túi tiền của mình và làm cho cuộc sống sinh viên có nhiều kỷ niệm khó quên.

2. Bằng tàu điện ngầm dưới lòng đất

Ví dụ như ở Thành phố New York - thành phố sầm uất bậc nhất nước Mỹ, do giao thông đông đúc và đường phố chật hẹp, hầu hết việc di chuyển đều dựa vào hệ thống tàu điện ngầm nổi tiếng, được gọi là “Subway”. Boston, Chicago và các thành phố lớn khác tại Mỹ cũng có các phiên bản riêng của hệ thống tàu điện ngầm, giúp việc di chuyển quanh thành phố trở nên dễ dàng. Nếu bạn thường xuyên sử dụng tàu điện ngầm, hãy mua vé tuần hoặc vé tháng để tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi đi tàu vào ban đêm khi đang đi một mình.

Tàu lửa không được yêu thích ở Hoa Kỳ như ở Vương quốc Anh. Tuy nhiên, loại tàu này vẫn được nhiều người sử dụng để di chuyển quanh các thành phố, cũng như dành cho những người đi làm về từ vùng ngoại ô và các khu vực lân cận. Bạn có thể sử dụng https://www.amtrak.com/home để lập kế hoạch chuyến đi và đặt vé trực tuyến.

Một số thành phố có đường sắt xen kẽ trên đường bộ. Thông thường đây sẽ là những thành phố thu hút rất nhiều khách du lịch, ví dụ như San Francisco và New Orleans.

Bạn sẽ nhận ra phiên bản taxi màu vàng của New York như một điểm đặc trưng ấn tượng, thường xuyên xuất hiện trên các bộ phim Mỹ. Ngoài ra có rất nhiều hãng taxi có sẵn để bạn lựa chọn, tùy thuộc vào khu vực bạn đang ở. Hãy giữ an toàn cho chính mình một cách thông minh, đi taxi đã đăng ký với một hãng hoặc công ty có uy tín;  không bao giờ chấp nhận leo lên một chiếc xe lạ, đặc biệt là vào ban đêm.

Cuối cùng là, lập kế hoạch cho chuyến đi của bạn, dù là đi xa hay gần, đến trường hay đi du lịch. Công cụ phổ biến nhất mà bạn có thể dễ dàng sử dụng chính là Google Maps, chỉ cần nhập điểm đi (điểm xuất phát) và điểm đến (điểm cuối cùng) và Google sẽ hiện lên tuyến đường phù hợp nhất với bạn. Ngoài ra, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ vận tải ở các thành phố và thị trấn đều cung cấp thông tin về tuyến đường và thời gian biểu trực tuyến. Tại các bến xe buýt cũng hiện rõ thông tin các chuyến xe đến và đi; bạn sẽ không phải lo lắng tìm kiếm thông tin nữa nhé.

Á - Âu chúc các bạn sẽ tự tin và có nhiều trải nghiệm tốt đẹp ở “xứ sở cờ hoa”, không chỉ thành công trong việc học mà còn có thêm nhiều vốn sống và kỹ năng xã hội nữa.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Add: 52 Trần Huy Liệu, P.11, Q.Phú Nhuận, HCM

Hotline/Zalo: 1900 63 67 96 | 0903 80 33 73

Địa hình Một vùng thôn quê ở Cộng hòa Séc

Về mặt địa lý, Cộng hòa Séc nằm ở khu vực Trung Âu còn theo phân loại của Liên Hiệp Quốc thì nước này thuộc khu vực Đông Âu. Về mặt lịch sử và văn hóa, Cộng hòa Séc được xem là có liên hệ gần gũi hơn với các nước Đông Âu, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Diện tích của Cộng hòa Séc tương đối nhỏ, xếp hàng thứ 115 thế giới Tổng diện tích của nước này là 78.886 km², trong đó phần đất chiếm 77.276 km² và phần nước chiếm 1.590 km². Do bị bao quanh bởi các quốc gia khác nên Cộng hòa Séc không giáp biển. Nước này có chung đường biên giới 1.881 km với các nước Đức về phía tây, Ba Lan về phía đông bắc, Slovakia về phía đông nam và Áo về phía nam.

Về mặt lịch sử, lãnh thổ Cộng hòa Séc có thể chia làm 3 vùng lịch sử: Bohemia, Moravia và Silesia. Lưu ý rằng Silesia chỉ có một phần nhỏ lãnh thổ ở Cộng hòa Séc.

Địa hình nước này có thể chia thành 2 miền chính: Bohemia ở phía tây và Moravia ở phía đông. Địa hình Bohemia có cấu trúc như một bồn địa, gồm những đồng bằng rộng và cao nguyên được bao bọc xung quanh bởi những dãy núi thấp. Những dãy núi chính bao quanh Bohemia gồm dãy Karkonosze và dãy Sudeten. Đỉnh núi Snezka tại Bohemia và ngọn núi cao nhất Cộng hòa Séc (1602 m). Trong khi địa hình Bohemia khá bằng phẳng thì ngược lại, địa hình Moravia lại chủ yếu là đồi núi. Cộng hòa Séc cũng là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn tại châu Âu như sông Elbe, sông Vltava ở xứ Bohemia và sông Morava ở xứ Moravia. Các con sông của nước này chảy vào các biển khác nhau như: biển Bắc, biển Baltic và biển Đen.

Về khoáng sản, Cộng hòa Séc có một số tài nguyên như than đá, than chì, cao lanh, đất sét, gỗ xây dựng...

Khí hậu: Cộng hòa Séc nằm trong khu vực khí hậu ôn hòa. Do nằm sâu trong lục địa và không còn chịu các tác động của biển nên Cộng hòa Séc có khí hậu ôn đới lục địa, một trong những nguyên nhân gây ra sự chênh lệch lớn giữa thời tiết mùa hạ và mùa đông tại nước này. Sự đa dạng của địa hình cũng góp phần làm nên sự phức tạp của các kiểu khí hậu khác nhau tại Cộng hòa Séc.

Nhìn chung trên toàn lãnh thổ Cộng hòa Séc, khí hậu về mùa đông thường khá lạnh nhưng cũng không đến nỗi quá khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình thấp nhất tại nước này vào tháng 1, tháng lạnh nhất trong năm là -5,4 °C. Tuyết thường rơi nhiều hơn tại những vùng núi cao nhưng tan nhanh tại các vùng thấp của Cộng hòa Séc khiến cho mùa đông ở nước này tương đối ẩm. Khi mùa đông kết thúc, băng tuyết tan chảy nhanh làm mực nước các con sông dâng cao và thỉnh thoảng có thể gây ra những trận lũ lớn. Mùa hè tại Cộng hòa Séc thường ấm áp. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7, tháng nóng nhất tại Cộng hòa Séc là 23,3 °C[9]. Mùa hè tại nước này thường có nhiều mưa. Bên cạnh đó, những trận bão mạnh từ Đại Tây Dương có thể tràn vào nước này cũng mang theo một lượng mưa khá lớn. Nhiệt độ và lượng mưa giảm dần về mùa thu và các rừng cây bắt đầu rụng lá..

Cộng Hòa Séc, cùng với Estonia, là một trong những nước có tỉ lệ người không tín ngưỡng cao nhất thế giới mặc dù người dân Séc từ xưa đã luôn có thái độ khoan dung đối với tôn giáo. Theo thống kế năm 2001, 59% dân số Cộng hòa Séc không theo một tôn giáo nào, một tỉ lệ khá lớn nếu so sánh với các nước láng giềng như Đức và Ba Lan . Tôn giáo phổ biến nhất tại Cộng hòa Séc là Công giáo, chiếm tỉ lệ 26,8%. Tin Lành chiếm tỉ lệ 2,1%. Trong vòng từ năm 1991 đến năm 2001, tỉ lệ người không có tín ngưỡng tăng 19.1 phần trăm (gần 2 triệu người) trong vòng 10 năm. Cơ Đốc Giáo dường như không có dấu hiệu phát triển và số người theo đạo Công Giáo giảm một triệu người. Chỉ 19% người dân Séc nói rằng họ tin vào Chúa (ty lệ thấp nhì trong Liên Minh Châu Âu sau Estonia với 16%)

Trình diễn Polka trên một đường phố PrahaTại Cộng hòa Séc, giao hưởng và nhạc kịch có một sư liên hệ mật thiết với các vũ khúc dân gian truyền thống của Bohemia và Moravia. Một trong những thể loại nhạc độc đáo và đặc trưng nhất của xứ Bohemia là Polka, một loại nhạc nhảy có tiết tấu nhanh và vui nhộn được hình thành vào giữa thế kỉ 19. Nhạc Polka (tiếng Séc có nghĩa là "cô gái Ba Lan") đã nhanh chóng trở nên thịnh hành không chỉ ở châu Âu mà còn trên khắp thế giới, đồng thời nó cũng trở thành chất liệu để viết giao hưởng của hai nhạc sĩ nổi tiếng người Áo là Johann Strauss I và Johann Strauss II. Nhạc dân gian Moravia được chơi với nhiều loại nhạc cụ như đại hồ cầm, kèn clarinet và violong. Nhạc Moravia thường biểu hiện những ảnh hưởng từ nước ngoài, đặc biệt là từ România và Ba Lan.Ngày nay, các hình thức âm nhạc hiện đại như pop, rock and roll đang ngày càng trở nên phổ biến. Các bài hát nổi tiếng trong tiếng Anh nhiều khi được người Séc đặt lại lời theo tiếng Séc và kết hợp với một vài phong cách truyền thống của họ.

Cộng hóa Séc có hai ngày quốc khánh (tức ngày độc lập). Ngày 1 tháng 1 năm 1993 là ngày Cộng hòa Séc tách ra từ Liên bang Tiệp Khắc để trở thành một quốc gia độc lập. Còn ngày quốc khánh thứ hai là 28 tháng 10 năm 1918, ngày mà nhân dân hai nước Séc và Slovakia cùng nhau thành lập Liên bang Tiệp Khắc sau sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung.Giống với nhiều quốc gia châu Âu khác, Cộng hòa Séc cũng tổ chức những ngày lễ quan trọng của Kitô giáo như Lễ Phục sinh, Lễ Giáng sinh. Vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh 24 tháng 12, tất cả các thành phố lớn của Cộng hòa Séc đều được trang hoàng lộng lẫy. Ngày tiếp theo là ngày Giáng Sinh 25 tháng 12. Tiếp đó ngày 26 tháng 12 được gọi là ngày Thánh Stêphanô, được coi như ngày Giáng sinh thứ hai của Cộng hòa Séc.Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc còn là điểm đến của nhiều lễ hội văn hóa quốc tế. Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Praha được tổ chức vào mùa xuân hàng năm thu hút rất nhiều các dàn nhạc giao hưởng từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó còn có Liên hoan Phim Quốc tế được tổ chức tại thành phố Karlovy Vary hay các lễ hội bia được tổ chức tại nhiều miền khác nhau của đất nước này.

Ẩm thực Cộng hòa Séc có ảnh hưởng lớn đến các nền ẩm thực tại khu vực Trung Âu và bản thân nó cũng chịu ảnh hưởng của các nền ẩm thực khác. Nhiều món ăn phổ biến trong khu vực có nguồn gốc và xuất xứ từ đất nước này. Đa phần các món ăn chính của Cộng hòa Séc đều có thịt, gồm thịt lợn, thịt bò và thịt gà. Do không phải một quốc gia giáp biển nên cá là một món ăn hiếm gặp tại nước này, chủ yếu được dùng nhiều vào dịp Giáng sinh.

Thịt heo hầm với bánh mỳ hấp và dưa cải muối (tiếng Séc: vepřo-knedlo-zelo) được coi là một trong những món ăn phổ biến nhất của Cộng hòa Séc. Dưa cải muối trong món ăn này có hai cách chế biến khác nhau. Nó được chế biến chua hơn tại Bohemia và ngọt hơn tại Moravia. Thịt bò hầm nấu với sữa (svíčková na smetaně) cũng là một món ăn thịt khá phổ biến. Món ăn này gồm những miếng thịt bò hầm chấm với nước sốt đặc từ sữa, được kèm theo bởi bánh mỳ hấp, một thìa mứt quả và một lát chanh.

Một số món ăn nhẹ tiêu biểu cho ẩm thực Séc là món bánh kếp rán (bramboráky) được làm từ hỗn hợp khoai tây, bột mì, sữa kèm theo một số gia vị rồi đem rán. Bên cạnh đó, pho mát cũng là một món ăn được ưa chuộng với nhiều chủng loại đa dạng.

Món bánh mỳ hấp có nhân mứt hoa quả xay nghiền (ovocné knedlíky) được làm từ bột khoai tây nhào trộn và bộc mứt nghiền trái cây, sau đó đem luộc và được dùng với bơ, đường và pho mát. Có rất nhiều loại bánh bao hoa quả khác nhau được chế biến cùng nhiều loại trái cây đa dạng như dâu tây, đào, anh đào, mơ, mận... Những món ăn này không chỉ đơn thuần được coi như món tráng miệng mà đôi khi được xem là một món ăn chính trong bữa ăn. Trong dịp lễ Giáng sinh, món bánh vánočka sẽ được làm cùng với rất nhiều bánh quy và kẹo ngọt (vánoční cukroví).

Cộng hòa Séc còn là một quốc gia nổi tiếng về bia. Nghề làm bia tại Cộng hòa Séc đã có lịch sử lâu đời từ hàng trăm năm nay và được làm chủ yếu từ hoa của cây hublông. Một trong những loại bia nổi tiếng nhất nước này là bia Plzeň (Pilsener), được làm tại thành phố Plzeň (tiếng Đức: Pilsen) ở xứ Bohemia.