Đất nước San Marino có lượng xe hơn còn nhiều hơn cả dân số, mật độ 1.139 xe trên mỗi 1.000 người.
Người dân nước nào cao nhất thế giới?
Hà Lan hiện là quốc gia cao nhất trên thế giới với chiều cao trung bình của người dân là 175,62cm. Danh hiệu này đã tồn tại trong nhiều năm liên tiếp. Một số nghiên cứu chỉ ra nhiều lý do giúp người Hà Lan cao nhất thế giới, trong đó liên quan đến vấn đề chọn lọc tự nhiên qua gene di truyền cùng các điều kiện môi trường, thói quen uống sữa, dịch vụ y tế tốt. Nghiên cứu của Health Consumer Powerhouse (Thụy Điển) cho thấy Hà Lan có dịch vụ y tế tốt nhất EU.
Người giữ kỷ lục về chiều cao hiện nay ở nước nào?
Sultan Kosen (sinh năm 1982) là người Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness xác nhận là người cao nhất thế giới hiện nay với chiều cao 251cm. Sở dĩ Kosen có sự phát triển chiều cao quá mức như vậy là do anh mang một khối u làm ảnh hưởng đến tuyến yên. Với tầm vóc to lớn, Kosen phải sử dụng 2 nạng để di chuyển dễ dàng hơn.
Cùng với Sultan Kosen, tháng 10/2021, Rumeysa Gelgi (sinh năm 1997) cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ, được Guinness công nhận là người nữ cao nhất thế giới với 215cm.
Chiều cao trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu?
Việt Nam có chiều cao trung bình của người dân là 159,01cm. Cụ thể, trung bình chiều cao nam giới là 164,44cm, nữ giới là 153,59cm.
Ông Majid Ezzati, người điều hành nghiên cứu NCD tại Imperial College London cho biết yếu tố di truyền chỉ là một phần cho câu trả lời về sự khác biệt chiều cao giữa người dân các nước. Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống cũng tác động tới chiều cao. Điển hình, người dân các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc có chiều cao tăng lên đáng kể nhiều năm trở lại đây.
Người thấp nhất thế giới hiện nay cao bao nhiêu cm?
Afshin Esmaeil Ghaderzadeh (sinh năm 2002) ở Iran được tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness công nhận là người đàn ông bé nhất thế giới khi cao 65,24 cm. Trước đó, người giữ kỷ lục này là Edward “Nino” Hernandez (36 tuổi, Colombia), cao hơn Afshin gần 7cm.
Chàng trai 20 tuổi sinh ra với trọng lượng cơ thể chỉ 700g. Hiện giờ, cân nặng của anh lên 6,5kg. Do khiếm khuyết về thể chất, anh phải ngưng việc học nhưng trí tuệ vẫn phát triển bình thường. Afshin có thể sử dụng thành thạo điện thoại thông minh.
Được thúc đẩy nhờ thị trường chứng khoán đạt mức cao nhất mọi thời đại, đây là một năm kỷ lục đối với những người
khi cổ phiếu công nghệ tăng vọt nhờ sự bùng nổ của AI.
Theo danh sách vừa công bố của tạp chí Forbes, thế giới có 2.781 tỷ phú với tổng tài sản 14,2 nghìn tỷ USD, tăng 2 nghìn tỷ USD so với năm ngoái. Trong đó, có 10 tỷ phú đã chứng kiến tài sản của mình tăng vọt tổng cộng 507 tỷ USD, chiếm hơn 1/4 tổng số thu nhập tăng thêm của các tỷ phú thế giới trong danh sách của Forbes.
8 trong số 10 người này là các ông trùm công nghệ Mỹ, và có tới 6 người trong đó gắn liền với “Bộ 7 vĩ đại” - gồm 7 công ty hàng đầu thế giới - Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia, Tesla và Meta.
Không ai trên hành tinh này kiếm được nhiều tiền hơn Mark Zuckerberg trong 12 tháng qua. Giá trị tài sản ròng của CEO Meta đã tăng thêm 112,6 tỷ USD khi cổ phiếu của hãng công nghệ này tăng giá gấp gần 3 lần. Zuckerberg hiện có tài sản ước tính khoảng 177 tỷ USD - là người giàu thứ 4 thế giới, tăng 12 bậc so với vị trí thứ 16 năm ngoái.
Các ông trùm công nghệ khác cũng hưởng lợi từ làn sóng AI bao gồm Jensen Huang, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập công ty chip Nvidia, người lần đầu tiên lọt vào danh sách 20 người giàu nhất thế giới, với tài sản năm nay cao hơn gần 56 tỷ USD so với năm 2023.
Ngoài ra, còn có các cái tên đình đám khác của làng công nghệ như Steve Ballmer, cựu giám đốc điều hành của Microsoft, nhà đầu tư lớn nhất vào OpenAI; và Larry Ellison, đồng sáng lập, giám đốc công nghệ và là cổ đông lớn nhất của gã khổng lồ phần mềm Oracle.
Có 2 trong số 10 người kiếm tiền nhiều nhất thế giới năm nay đến từ bên ngoài nước Mỹ. Đó là ông trùm năng lượng và hóa dầu Indonesia Prajogo Pangestu, người đã chứng kiến khối tài sản tăng vọt hơn 38 tỷ USD sau khi đưa 2 công ty năng lượng của mình lên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia vào năm ngoái.
Tài sản của tỷ phú Indonesia đã tăng từ 5,3 tỷ USD năm 2023 lên 43,4 tỷ USD, đưa ông tăng khoảng 400 bậc trên bảng xếp hạng lên vị trí thứ 27 trong số những người giàu nhất thế giới.
Trong khi đó, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani kiếm được 36,8 tỷ USD trong 12 tháng qua, đưa khối tài sản hiện tại của ông lên tới 84 tỷ USD.
Quốc gia nào lùn nhất thế giới?
Theo dữ liệu phân tích y tế của tổ chức NCD Risk Factor Collaboration liên kết với Đại học Imperial College London của Anh, Đông Timor là quốc gia lùn nhất thế giới với chiều cao trung bình chỉ là 155,47cm. Xếp thứ 2 là Lào với 155,89cm, thứ 3 là Madagascar với 156,36cm, thứ 4 là Guatemala với 156,39cm, thứ 5 là Philippines với 156,41cm.