Từ năm 2010, khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được triển khai đồng bộ, sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuế suất 0%. Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, Nhật cũng là thị trường rất khó tính với những quy trình kiểm tra nghiêm ngặt nên hiện mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu tới Nhật chưa nhiều.
Top 5 nông sản Việt đắt giá tại Nhật Bản
Thanh long vào Nhật có giá 200.000 đồng một kg, xoài 100.000 đồng một trái, tía tô 700 đồng mỗi lá nếu qua được quy trình kiểm tra. Dưới đây là Top những Nông Sản Việt đắt đỏ nhất khi được xuất Khẩu và bày bán trên thị trường Nhật Bản, cùng Khimfood.com điểm qua những nông sản này nhé.
Thanh long vỏ đỏ ruột trắng là trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu vào Nhật, sau 4 năm đàm phán. Trong đó có 3 năm triển khai dự án nghiên cứu xử lý thanh long bằng hơi nước nóng và hơn một năm chờ Nhật gỡ bỏ lệnh cấm. Gần đây, bên cạnh thanh long ruột trắng, loại ruột đỏ của Việt Nam cũng được xuất khẩu vào thị trường này.
Hiện giá bán lẻ mặt hàng này tại Nhật vào khoảng 180.000-200.000 đồng mỗi kg. Trong khi ở thị trường trong nước, có thời điểm giá thanh long giảm xuống chỉ còn 2.000 đồng mỗi kg.
Lô xoài Cát Chu đầu tiên được xuất khẩu vào Nhật là cuối năm 2015. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận.
Trước khi vào Nhật, trái xoài bắt buộc phải xử lý bằng hơi nước nóng, tương tự trái thanh long. Hiện một số nhà máy hơi nước nóng tại Việt Nam đã được phía Nhật Bản kiểm tra cấp mã số. Mặt hàng này có giá bán lẻ tại các siêu thị Nhật khoảng 8-10 USD mỗi kg (khoảng 200.000-230.000 đồng). Với giá như vậy, một quả nhỏ có giá khoảng hơn 70.000 đồng và quả lớn khoảng 100.000 đồng, chưa tính thuế.
Một số doanh nghiệp tại Việt đã đàm phán và xuất khẩu thành công lô vải thiều sang Nhật Bản từ năm 2014 và tiếp tục duy trì đến nay.
12 quả vải thiều tại Nhật được bán giá 400.000 đồng. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Có thời điểm, vải thiều Lục Ngạn được bán trong siêu thị tại Nhật Bản với giá khoảng 1.980 yên (12 quả), tương đương khoảng 400.000 đồng. Nếu cộng thêm thuế thì 12 quả vải này có giá khoảng 430.000 đồng.
Dự kiến năm 2024, Vải Không Hạt Thanh Hóa (Vải Ngọc, Vải không hạt Ngọc lặc) sẽ là loại nông sản tiếp theo được xuất khẩu sang Nhật Bản. Với quy trình trồng và chăm sóc nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật VietGap & GlobalGap, sản phẩm này đã gây tiếng vang trong nước và được xuất khẩu sang thị trường Anh, Mỹ, Úc, SingaPore mặc dù mới ra mắt trên thị trường vào năm 2023. Và dự kiến sẽ là Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới.
Tìm hiểu thêm về Vải Không Hạt : TẠI ĐÂY
Loại tía tô màu xanh giống của Nhật được trồng tại Việt Nam khi xuất khẩu và bán cho các nhà hàng Nhật có giá lên tới 500-700 đồng mỗi lá. Một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng này cho biết để đủ điều kiện xuất khẩu, công ty đã khảo sát địa điểm, nguồn nước, chất đất, xây nhà kính và áp dụng quy trình gieo trồng, sản xuất nghiêm ngặt theo kỹ thuật, công nghệ và chuyên gia Nhật Bản. Bên cạnh yêu cầu khắt khe về kỹ thuật khi trồng, các lá tía tô còn phải được thu hoạch đúng ngày tuổi và có kích cỡ đều tăm tắp, không được rách, nát. Với những lá để quá lứa phải hái bỏ.
Hiện nay, mỗi ngày công ty này xuất khẩu sang Nhật vài chục nghìn lá, đồng thời phải đặt riêng một chỗ với hãng hàng không để đảm bảo ngày nào cũng có sản phẩm xuất sang Nhật Bản
Câu hỏi: Tôi là Phụng, ở Hà Nội. Hiện tại tôi đang muốn kinh doanh xuất khẩu một số loại nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản. Tôi dự định thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Xin tư vấn giúp tôi các điều kiện và thủ tục pháp lý để tiến hành kinh doanh mặt hàng này?
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
“1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này”.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, bạn nộp hồ sơ tại Phòng Đăng kí kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Nếu như hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Về điều kiện để kinh doanh hàng nông sản, bạn cần phải đáp ứng điều kiện chung về an toàn đối với thực phẩm quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010:
“1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm”.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuân theo các điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm tươi sống quy định tại Điều 11 Luật này:
“1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật này.
3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y”.
Luật An toàn thực phẩm 2010 cũng quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau:
“Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.
“Điều 24. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống
1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;
b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.”
Về thủ tục xuất khẩu, Điều 4 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BCT năm 2017 quy định như sau:
"1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.
3. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu”.