Ở nước ta, ngày 9-11-1946, bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp 1946, đất nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta.
Thạch Thất - Hà Nội: Công ty TNHH XNK thép Việt Thái không đảm bảo về PCCC vẫn ngang nhiên hoạt động
Mặc dù đã bị đình chỉ hoạt động vì không đảm bảo PCCC, tuy nhiên theo ghi nhận của PV, Công ty TNHH XNK Thép Việt Thái (có địa chỉ tại thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) vẫn ngang nhiên hoạt động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, mất an toàn.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay gọi ngắn gọn là Ngày pháp luật là một ngày kỷ niệm tại Việt Nam vào ngày 09 tháng 11 hàng năm, bắt đầu từ năm 2013, ngày pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam. Đây là ngày trong năm để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam[1] và thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Ngày 09 tháng 11 chính là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành nên Việt Nam lấy đó làm Ngày Pháp luật.[2]
Về cơ sở pháp lý, ngày pháp luật được quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Vào ngày 08 tháng 11 năm 2013, tại Hà Nội, Hội đồng phổ biến giáo dục trung ương và Bộ Tư pháp tổ chức Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày pháp luật do đích thân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chính thức công bố.[1][3]
Trên thế giới có khoảng 40 quốc gia có Ngày Pháp luật, còn ở Việt Nam, ý tưởng tổ chức Ngày Pháp luật bắt nguồn từ sáng kiến của các địa phương, từ các tỉnh Hà Tây, Long An, Tiền Giang và các tỉnh thành khác. Ban đầu, ngày này chỉ được tổ chức trong các cơ quan, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức như một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung, để họ được phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới được ban hành trong lĩnh vực quản lý, hoạt động của mình, từ năm 2010, mô hình Ngày Pháp luật đã được lan tỏa ra hầu hết các Bộ, các ngành và tất cả 63 tỉnh, thành.[4]
Một trong những thay đổi tích cực của giáo dục đại học Việt Nam trong những năm gần đây là mô hình đào tạo theo niên chế đã được thay thế bằng mô hình đào tạo theo tín chỉ. Với ưu điểm lấy người học làm trung tâm và năng lực người học được chú trọng, mô hình đào tạo này gắn liền với nhiều yếu tố nhưng có thể nói nguồn học liệu đóng một vai trò cốt yếu, quyết định đến sự thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng như mục tiêu đào tạo của nhà trường. Trong đó, không thể thiếu vai trò của Tài liệu học tập – một dạng tài liệu có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo và năng lực nhận thức của sinh viên.
Để góp phần vào việc xây dựng hệ thống học liệu tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả xin ra mắt cuốn Tài liệu học tập môn Luật Hiến pháp Việt Nam.
Luật Hiến pháp Việt Nam là môn học đầu tiên trong hệ thống những môn học pháp lý chuyên ngành về đào tạo Luật. Do vậy, việc nắm vững các kiến thức về Luật Hiến pháp trong nước sẽ là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu các môn học Luật chuyên ngành trong nước nói chung cũng như môn Luật Hiến pháp nước ngoài nói riêng sau này. Hy vọng rằng người học sẽ được trang bị những kiến thức bổ ích đó thông qua việc tự học, tự nghiên cứu bằng cuốn sách này.
Sách được chia thành hai phần chính: Phần I là Nội dung của môn học, bao gồm 14 chương, tương ứng với các chế định quan trọng của ngành luật Hiến pháp Việt Nam; Phần II là Nội dung hướng dẫn học tập, bao gồm các hướng dẫn về cách học, cách đọc tài liệu và làm bài thi cũng như hướng dẫn trả lời câu hỏi ôn tập và thảo luận ở mỗi chương. Trong đó, tác giả đặt rất nhiều tâm huyết vào việc hướng dẫn sinh viên mà đặc biệt là sinh viên thuộc loại hình đào tạo từ xa trong việc đọc Tài liệu học tập nói chung cũng như riêng cuốn sách này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Nhà trường, ThS. Đặng Văn Thanh (nguyên Trưởng khoa Kinh tế và Luật), TS. Dư Ngọc Bích (Trưởng khoa Luật), Ban Học liệu của trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho sự ra đời của Tài liệu học tập Luật Hiến pháp Việt Nam. Xin trân trọng cảm ơn ThS. Trần Đức Tuấn, PGS.TS. Võ Trí Hảo, TS. Lê Thị Hồng Nhung cùng các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu đã có những nhận xét phản biện, đóng góp quý báu, góp phần hoàn thiện cuốn sách này.
Do ngành luật Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rất rộng nên nội dung cuốn sách hàm chứa rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Mặc dù đã rất cố gắng và nghiên cứu nghiêm túc nhưng chắc chắn, tác giả không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ Quý Bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn khi tái bản.