Lạc Mất Cội Nguồn Tập 15

Lạc Mất Cội Nguồn Tập 15

Trong đại triển lãm Cảm thức Đông Dương tại tòa nhà Đại học Tổng hợp số 19 Lê Thánh Tông (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), tác phẩm Sắp đặt ánh sáng tại các ô cửa kính ngay sảnh chính tòa nhà tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người xem khi vừa bước vào, được thực hiện bởi Trần Hậu Yên Thế – nghệ sĩ thị giác kiêm nhà nghiên cứu nghệ thuật. Ông được biết đến không chỉ với các sáng tác nghệ thuật sắp đặt và nghệ thuật ý niệm mà còn là một trong những nghệ sĩ đầu tiên thử nghiệm các loại hình nghệ thuật mới tại Việt Nam. Song song với sự nghiệp sáng tác, ông còn chuyên tâm nghiên cứu mỹ thuật cổ truyền, với nhiều ấn phẩm công bố về nghệ thuật cổ truyền của người Việt.

Đối với người Việt, mâm cỗ Tết không chỉ là sự hội tụ của tinh hoa ẩm thực, với những món ăn đậm đà hương vị, đa dạng sắc màu mà còn thể hiện rất nhiều ý nghĩa tâm linh, mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc - Ảnh Internet

“Đối với gia đình tôi thì bữa cơm ngày Tết luôn là dịp để mọi thành viên trong gia đình, anh em bạn bè ngồi lại với nhau. Đi xa về gần có câu chuyện vui, buồn, thành công hay thất bại gì trong suốt một năm qua thì mình tâm sự.

Chính vì vậy, cho dù có bận rộn như thế nào đi chăng nữa thì cứ Tết đến, xuân về là mọi người đều cố gắng ngồi quây quần với nhau ít nhất là một bữa bên mâm cơm gia đình”.

“Trước khi đi lấy chồng mẹ mình luôn dặn là bày biện mâm cỗ Tết phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ. Ví dụ như thịt gà sắp ra đĩa thì phải đẹp, đầy đặn, da gà làm sao mà giữ được gần như nguyên hình khi chưa chặt. Giò cắt làm 6 miếng đều nhau.

Thậm chí dưa góp cũng cắt tỉa hình hoa cho đẹp mắt. Mâm cỗ thì bao giờ cũng có màu xanh của bánh trưng, màu đỏ của xôi gấc, màu vàng thịt gà, màu trắng dưa hành khi mình bày biện lên thì trông hài hòa mà đẹp mắt”.

Có thể thấy, không chỉ đơn giản là những món ăn thông thường, trong văn hóa ẩm thực của người Việt, mâm cỗ Tết còn mang ý nghĩa hạnh phúc, đoàn viên, nhất là sau một năm làm việc vất vả hay đối với những người con xa nhà.

Thưởng thức các món ngon trong không khí ngày đầu xuân mới giúp mọi người tạm gác đi bao nỗi lo toan, bộn bề cuộc sống, là dịp để ông bà, con cháu, anh em, bạn bè quây quần bên mâm cơm gia đình.

Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Bảo Hưng, thành viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam chia sẻ: “Một mâm cỗ Tết về mặt mùi vị, hương sắc đều rất đẹp. Về mặt tâm linh, ngày Tết là ông bà, bố mẹ, tổ tiên, các cụ về ăn Tết với con với cháu. Thế cho nên là phải dọn những thứ ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất để dành cho bố mẹ ông bà.

Sáng 30 Tết, để mâm cỗ lên cúng mọi người đều có một câu khấn là, con, cháu mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết với chúng con, chúng cháu. Chính vì vậy, ba ngày Tết không chỉ là lo cho mình mà còn lo cho ông bà, tổ tiên nữa. Ngoài việc nhớ đến ông bà, tổ tiên thì, người xưa còn muốn Tết là dịp để sum họp. Đi đâu thì đi nhưng cũng phải về để anh chị em sum họp với nhau, ý nghĩa ngày Tết của Việt Nam là như thế”.

Thưởng thức các món ngon trong không khí ngày đầu xuân mới giúp mọi người tạm gác đi bao nỗi lo toan, bộn bề cuộc sống, là dịp để ông bà, con cháu, anh em, bạn bè quây quần bên mâm cơm gia đình - Ảnh minh họa

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Bảo Hưng, cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại, bởi vậy nét văn hóa ẩm thực Tết ngày nay cũng đã khác nhiều so với Tết xưa.

Tuy nhiên, trong ký ức của ông, mâm cỗ Tết xưa dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, không được ‘mâm cao, cỗ đầy’ như hiện nay nhưng vẫn mang nét tinh tế, chứa đựng hàm ý sâu xa trong từng món ăn, thậm chí trong cách bài trí từng chiếc bát, cái đĩa.

“Bây giờ dịch vụ làm nhiều rồi, đi một lúc là lo xong cái Tết. Nhưng ngày xưa các cụ là tự mình làm lấy, thì nó có cái vất vả của cái tự mình làm lấy, nhưng mà nó có cái vui, cái thích. Thưởng thức cái bánh trưng mà đi mua ở ngoài chợ nó cũng khác. Tức anh phải mua lá, mua thịt, mua đỗ về làm, về gói, rồi nấu hàng chục tiếng đồng hồ mới có cái bánh trưng thì nó khác.

Hoặc là có những cái cầu kỳ mà ông cha ta rất quan tâm. Dù đời sống hàng ngày càng giản tiện bao nhiêu càng tốt nhưng ngày Tết rất được chú trọng. Ví dụ một mâm cỗ Tết bây giờ bao nhiêu bát, bao nhiêu đĩa không bằng ngày xưa. Vì bây giờ giò chỉ có giò lụa rồi giò mỡ, nhưng ngày xưa phải có giò lụa, giò thủ, giò pha, giò lòng... Ngoài ra còn đủ thứ bánh.

Bây giờ chỉ có bánh trưng thôi nhưng ngày xưa còn có bánh mật, bánh gai, bánh phu thê… Những món ăn này có vì các cụ xưa nghĩ rằng, trước là cúng cụ sau là ăn. Nhưng bây giờ quan niệm này dần phai rồi, vì giờ ta ăn quanh năm rồi, cho nên bây giờ không thấy quan trọng nữa”, nhà nghiên cứu văn hoá Trần Bảo Hưng chia sẻ.

Thực tế, cùng dòng chảy của xã hội hiện đại, những cái Tết thời kỳ 4.0 cũng đã khác rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, dù cuộc sống có hối hả, bận rộn đến thế nào thì ngày Tết cổ truyền vẫn có vị trí đặc biệt quan trọng trong văn hóa người Việt. Các món ăn được lựa chọn trong ngày đầu xuân bao giờ cũng chứa đựng những gì tinh túy, đặc trưng nhất, phản ánh rõ nét nhất cái tài đảm đang, khéo léo của người làm ra chúng.

Bên cạnh đó, ẩm thực ngày Tết Việt Nam còn được biết đến với sự phong phú, đa dạng giữa các dân tộc, các vùng miền và tất cả đều hướng tới giá trị văn hóa truyền thống chung về cuộc sống, về cội nguồn.

Dọc theo dải đất hình chữ S vào những ngày đầu Xuân, từ điểm cực Bắc ở Hà Giang cho đến điểm cực Nam mũi Cà Mau, không khó để chúng ta bắt gặp bức tranh ẩm thực đầy màu sắc. Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất lại có cách chế biến, thể hiện các món ăn ngày Tết với hương vị, nét đặc trưng riêng.

Những món ngon ngày Tết ở miền Trung

PV: Để nấu được món ăn ngon thì việc chọn nguyên liệu quan trọng như thế nào?

Anh Nguyễn Thường Quân: Đối với món ăn Việt Nam thì việc chọn nguyên liệu có thể quyết định tới 70-80%. Nhiều nền văn hóa ẩm thực thế giới, ví dụ như Trung Quốc thì họ dùng rất nhiều các loại gia vị, nên khi ăn chúng ta cảm thấy nếm gia vị nhiều hơn.

Còn món ăn Việt Nam chỉ có 20% là gia vị còn 80% là nguyên liệu. Nên mục đích chính của chúng ta là cách chế biến để làm các nguyên liệu này trở nên ngon hơn, nên bạn phải chọn nguyên liệu ngon thì món ăn của bạn mới ngon được.

PV: Theo quan niệm của anh thì thế nào được gọi là một món ăn ngon?

Anh Nguyễn Thường Quân: Một món ăn ngon đầu tiên là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngon là phải lành, đâu tiên phải sạch sẽ đã. Nguyên liệu đảm bảo yếu tố tươi, ngon, sạch.

Sau đó áp dụng kỹ năng nấu nướng để ra được món ăn có màu sắc hài hòa, kết cấu không bị nát vỡ, hương vị cân bằng.

PV: Ngoài các món ăn thì cần những loại nước chấm như thế nào?

Anh Nguyễn Thường Quân: Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam có rất nhiều nước chấm đa dạng khác nhau để làm món ăn ngon hơn. Ví dụ ăn nem mà chấm xì dầu thì món nem của bạn không còn ngon nữa, do đó phải có nước chấm chua ngọt. Do đó, việc chọn nước chấm cũng vô cùng quan trọng.

PV: Theo anh những món ăn nào của Việt Nam tạo được thương hiệu trong mắt bạn bè quốc tế?

Anh Nguyễn Thường Quân: Rõ ràng đó là phở sau đó là nem và một số món ăn khác. Đầu tiên là phở. Khi nói đến phở thì người ta nghĩ đến Việt Nam và nói đến Việt Nam người ta nghĩ đến phở.

Nhưng có một câu chuyện, thế nào là phở Việt Nam thì chúng tôi cũng đang muốn thống nhất lại một công thức và cách nhận diện. Bởi sau khi thấy phở Việt Nam nổi tiếng quá thì rất nhiều người, trong đó có người nước ngoài cũng kinh doanh, nhưng đôi khi họ làm mất hẳn đi tính chất của phở Việt.

Do vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ đưa ra định nghĩa và các công thức chuẩn về phở Việt để lan tỏa một cách chính xác ra toàn thế giới.