PLO1. Vận dụng tốt các kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong công nghệ thông tin như kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, mật mã học, v.v…
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Chứng chỉ Internet of Things: Cisco cung cấp các chứng chỉ IoT dựa vào mục đích công việc. Khóa đào tạo nghiêng về chuyên môn về mạng Giao thức Internet (IP) với tự động hóa, sản xuất và năng lượng là các lĩnh vực trọng tâm.
CĐR1. Vận dụng tốt các kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong công nghệ thông tin như kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, mật mã học, blockchain, v.v.
CĐR2. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về giáo dục đại cương, Lý luận chính trị, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để làm nền tảng cho sinh viên khi học kiến thức ngành.
CĐR3. Phát triển và thực thi các công nghệ, hệ thống An toàn không gian số; và hệ thống nhúng và IoT trong doanh nghiệp cũng như các cơ quan.
CĐR4. Sử dụng thành thạo kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong phát hiện, phòng thủ, chuẩn hóa tiêu chuẩn, v.v. an toàn không gian số cũng như thiết kế, phát triển hệ thống phần cứng, phần mềm hệ thống nhúng và IoT.
CĐR5. Vận dụng các kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành trong hoạt động chuyên môn.
CĐR6. Áp dụng các các kiến thức, kỹ năng; sử dụng các công cụ khoa học kỹ thuật để nhận biết, phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến ứng dụng CNTT.
CĐR7. Dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
CĐR8. Phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.
CĐR9. Tổng hợp, đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
CĐR10. Truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.
CĐR11. Có năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
CĐR12. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
CĐR13. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
CĐR14. Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề nghiệp vụ và kỹ thuật phức tạp về công nghệ thông tin ứng dụng.
CĐR15. Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể và đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn.
CĐR16. Phân tích, thiết kế giải pháp và thực thi công nghệ có khả năng kiểm soát, phòng thủ; có khả năng nhúng vào một môi trường hay hệ thống mẹ giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
CĐR17. Sáng tạo trong nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp.
CĐR18. Tự đưa ra những sáng kiến mới, mang tính chuyên gia để cải tiến các hoạt động chuyên môn.
4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ trình độ chuyên môn và năng lực để tham gia vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ thông tin ứng dụng; Hoạch định, triển khai và bảo trì các hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống an toàn thông tin, hệ thống Internet vạn vật và hệ thống nhúng thông minh và tự nâng cao trình độ.
Chứng chỉ CCNA Cyber Ops trang bị cho các học viên các kiến thức cần thiết về Trung tâm điều hành hệ thống an ninh mạng, các thành phần của Trung tâm, các công cụ sử dụng để theo dõi, giám sát và phân tích sự cố, mối nguy hiểm trong Trung tâm điều hành an ninh mạng.
Chứng chỉ CEHv11 trang bị cho các ứng viên trở thành chuyên gia an toàn thông tin, kiểm toán hệ thống thông tin, tư vấn an toàn thông tin…cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp rất quan tâm đến an toàn thông tin như Ngân Hàng, Chứng Khoán, Hàng Không, Viễn Thông…
Chứng chỉ Internet of Things: Cisco cung cấp các chứng chỉ IoT dựa vào mục đích công việc. Khóa đào tạo nghiêng về chuyên môn về mạng Giao thức Internet (IP) với tự động hóa, sản xuất và năng lượng là các lĩnh vực trọng tâm.
Học viên sau khi tốt nghiệp có các kiến thức nền tảng và phương pháp luận để nghiên cứu, giảng dạy, phát triển các giải pháp, sản phẩm trong lĩnh vực an toàn thông tin, IoT và hệ thống nhúng; có khả năng đảm nhiệm tốt công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển và có khả năng phát triển nghiên cứu ở trình độ Tiến sĩ.
Giới thiệu nghề: Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)
Nghề: Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) – Khoa Công nghệ thông tin Địa chỉ: Tầng 3 nhà A trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Điện thoại: 024 3765 3893 Tên nghề: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (ỨNG DỤNG PHẦN MỀM) Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề Thời gian khóa học: 03 năm (Cao đẳng nghề); 02 năm (Trung cấp nghề) Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học cơ sở hoặc tương đương Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề
Chủ nhiệm bộ môn: ThS. Phạm Quang Hiển
Ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) học những gì? Ra trường làm gì?
– Xét trực tuyến tại: https://hht.edu.vn/vi/tuyen-sinh.nl143.html
– Xét trực tiếp tại trường CĐ Công nghệ cao Hà Nộ hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện.
Ngành Công nghệ thông tin là 1 ngành nghề rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề khác nhau của xã hội. Bạn có thể tạm hiểu: Công nghệ thông tin là 1 ngành sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính, bao gồm phần cứng, phần mềm, để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Ứng dụng phần mềm là một trong các cách gọi của ngành Công nghệ thông tin.
“Công nghệ thông tin” – gọi tắt là IT (Information Technology) trên thế giới bao gồm khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính. Ở Việt Nam, phạm vi của Công nghệ thông tin khá rộng, có thể chứa ngoài lĩnh vực máy tính. Nhu cầu xã hội trong ngành này chủ yếu tập trung vào: lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, kỹ thuật viên – chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng…
Trong xu thế Thế giới chúng ta đang chuyển sang thời đại số hóa – Ngày nay, không có một ngành công nghiệp nào thiếu sự hiện diện của Công nghệ thông tin, đặc biệt đối với các ngành Công kỹ nghệ như Cơ điện tử, gia công khuôn mẫu, ngành sản xuất các thiết bị tự động, kỹ thuật robotics, với sự ra đời của các máy điều khiển chương trình số (CNC), các thiết bị điều khiển số (PLC), đã chứng minh Công nghệ Thông tin ngày càng có vai trò không thể thiếu được trong bước phát triển vượt bậc của Đất nước chúng ta trong giai đoạn hội nhập này.
Với mức tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam đang “khát” nhân lực trầm trọng. Dự báo từ Vietnamworks, nước ta cần khoảng 1,2 triệu lao động IT tính đến năm 2020.
Trên thế giới, và ngay tại Việt Nam, Công nghệ thông tin là một trong những nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực. Nhiều doanh nghiệp thiếu nhân lực công nghệ thông tin trầm trọng, phải săn đón sinh viên từ khi chưa ra trường. Con số 1,2 triệu lao động chỉ là một trong những thống kê cho thấy, có rất nhiều cơ hội cho những người trẻ đam mê công nghệ thông tin khi theo đuổi ngành nghề này.
“Công nghệ thông tin” – gọi tắt là IT (Information Technology) trên thế giới bao gồm khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính. Ở Việt Nam, phạm vi của Công nghệ thông tin khá rộng, có thể chứa ngoài lĩnh vực máy tính. Nhu cầu xã hội trong ngành này chủ yếu tập trung vào: lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, kỹ thuật viên – chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng…
Rộng mở cho tất cả mọi người, nhưng Công nghệ thông tin cũng yêu cầu những tố chất nhất định như tư duy logic, khả năng toán học. Bên cạnh đó, người học cần được trang bị thêm các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp… cùng khả năng ngoại ngữ để có thể làm chủ công việc một cách hoàn hảo.
Có chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, có các kỹ năng mềm cần thiết, cử nhân ngành công nghệ thông tin có thể kiếm thu nhập cả nghìn đô và hơn thế, cùng những điều kiện làm việc thoải mái và cơ hội bật nhanh trên con đường sự nghiệp như: Ra nước ngoài làm việc, mở công ty riêng…
Sinh viên nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)
Sinh viên nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) tham gia đào tạo tại doanh nghiệp Hàn Quốc và được cấp chứng chỉ.
Phòng LAB khoa Công nghệ thông tin với hệ thống máy Mac hiện đại nhất thế giới
Ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
– Kỹ thuật lập trình, Thiết kế web, công nghệ phần mềm, Phân tích thiết kế hệ thống, Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Công nghệ JAVA , Lập trình hướng đối tượng, Đồ họa ứng dụng, Xây dựng các phần mềm quản lý …
– Ngoài ra bạn cũng được trang bị các kiến thức về Kiến trúc máy tính, Mạng máy tính, Quản trị mạng, Quản trị WEB server,…
– Không thể thiếu đó là bạn được rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh giao tiếp và cả tiếng Anh chuyên ngành, rèn luyện và phát triển các kỹ năng cá nhân,…
– Có khả năng lập trình, thiết kế xây dựng, bảo trì website, xây dựng các ứng dụng cho các doanh nghiệp, công ty. Ngoài ra sinh viên cũng có khả năng vận hành và nâng cấp phát triển các ứng dụng phần mềm của các công ty và doanh nghiệp, khai thác bảo trì các hệ thống cơ sở dữ liệu, bạn cũng có thể sử dụng và quản trị hệ thống mạng máy tính của doanh nghiệp.
– Công việc của các chuyên viên phần mềm là thiết kế, xây dựng các phần mềm quản lý, phần mềm theo nhu cầu riêng của các doanh nghiệp, phát triển và vận hành website cho công ty và doanh nghiệp, sinh viên có thể là lập trình viên, nhân viên kiểm thử phần mềm hay khảo sát, đặc tả các yêu cầu khách hành và phân tích giải pháp để phát triển ứng dụng theo nhu cầu doanh nghiệp. Phải biên soạn, rà soát các tài liệu hướng dẫn người sử dụng, tham gia triển khai và chuyển giao sản phẩm công nghệ cho khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì, bảo hành sản phẩm sau khi chuyển giao, tham gia đào tạo cho khách hàng sử dụng sản phẩm.
– Có khả năng học tập ở trình độ cao hơn để nâng cao trình độ nghiệp vụ, hoặc học thêm các chuyên ngành khác cùng ngành hoặc khác ngành.
Để kiểm tra mình có phù hợp với ngành nghề này, bạn hãy xem câu trả lời của bạn có phải là “đúng” hoặc “có” cho hầu hết các đặc điểm dưới đây không:
Sinh viên thực tập tại tập đoàn phần mềm FPT
Người kỹ thuật viên với cương vị người vận hành, quản lý hệ thống, điều phối kỹ thuật trong:
– Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm; các công ty tư vấn – thiết kế giải pháp mạng, giải pháp CNTT .
– Các doanh nghiệp, công ty bảo trì, lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học.
– Các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng,…, các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT.
Hiện này ngành này nhu cầu rất cao vì công ty doanh nghiệp nào cũng có website cần xây dựng và duy trì phát triển hàng ngày, vì nay thời đại của công nghệ thông tin, truyền thông, thương mại điện tử các doanh nghiệp đều triển khai việc quảng bá hình ảnh công ty và kinh doanh trên mạng nên cần có người quản lý website, thiết kế xây dựng, phát triển và duy trì website. Hơn nữa nhu cầu có những sản phẩm phần mềm đặc thù cho doanh nghiệp nên bạn có thể làm việc ở bất kỳ ở công ty doanh nghiệp nào, từ trường học, bệnh viện, cơ quan xí nghiệp.
Hiện tại ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh riêng có rất nhiều công ty phát triển phần mềm và công ty gia công phần mềm cho nước ngoài đang hoạt động nên bạn có thể là thành viên của những công ty này.
* Mức lương có thể đạt được: Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy và công sức rất nhiều vì công nghệ phát triển rất nhanh nên một chuyên viên lập trình coder, kiểm thử phần mềm (tester) hay các công việc liên quan đến lĩnh vực này, rất nhiều áp lực, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng thì thu nhập mà các chuyên viên phần mềm nhận được cũng tương xứng.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí thiết kế website, bảo trì và vận hành website của các công ty khá lớn. Đồng thời, mức lương mà các nhân viên thuộc lĩnh vực này nhận được tương đối cao. Trong thời gian thử việc thu nhập từ 200 – 250 USD/tháng. Nhân viên chính thức thường nhận từ 250 – 400 USD/tháng, 300 – 600 USD/tháng. Còn chuyên viên lập trình, phân tích thiết kế và vận hành dự án phần mềm thì lương cao hơn có thể lên từ nghìn USD hay cao hơn tùy vị trí.
* Học bổng hấp dẫn dành cho thí sinh
* Là ngành được trường Cam kết đảm bảo việc làm đúng ngành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trên giấy tờ với mức lương cao và ổn định.
* Sinh viên được tham gia kiến tập thực tế với doanh nghiệp ở mỗi học kỳ.
* Được học trực tiếp với giảng viên là tiến sĩ đầu ngành về lĩnh vực công nghệ thông tin.
* Có nhiều hướng chuyên ngành đa dạng: Công nghệ phần mềm(Công nghệ Web, Hệ thống thông tin, Tin học quản lý, Lập trình Game, In design, Mobile App).
* Sinh viên được học chú trọng vào thực hành để có thể nắm được các kỹ năng lập trình cũng như các lỗi có thể có và hướng giải quyết trong quá trình lập trình.
* Đội ngũ giảng viên: giảng viên là những người có nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc thực tế.
* Nhiều đối tác chiến lược là các công ty và tổ chức lớn.
* Không ngừng chuẩn hóa, cập nhật chương trình đào tạo sát với thực tế theo sự phát triển của công nghệ hiện tại. Khoa công nghệ thông tin luôn hướng đến những môn học, công nghệ thực tế mà các công ty phần mềm đang dùng. Do tính chất công nghệ của ngành mà trường luôn chú trọng đào tạo đội ngũ giảng viên gắn liền với doanh nghiệp.
* Đạt trình độ ngoại ngữ Toeic 350 (tham chiếu khung Châu Âu).
* 100% sinh viên có việc làm đúng ngành, lương cao ngay sau khi tốt nghiệp.
Thầy và trò lớp Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) học tập trải nghiệm tại Hàn Quốc
Các thầy khoa Công nghệ thông tin học tập trải nghiệm tại Australia
Sinh viên nghề CNTT tham gia khởi nghiệp kinh doanh do tập đoàn Microsoft tổ chức
Cơ hội học liên thông đại học: với tất cả các trường Đại học có đào tạo liên thông ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) tại các trường Đại học tốp trên:
sinh viên với hoạt động ngoại khóa