Nếu Hà Nội có làng gốm Bát Tràng, thì Hội An cũng tự hào với Làng gốm Thanh Hà. Làng nghề này là điểm đến yêu thích của nhiều du khách, đây là nơi họ có cơ hội khám phá lịch sử và vẻ đẹp truyền thống của một làng gốm nổi tiếng thuộc đất Quảng. Trên hành trình khám phá này, Gốm Sứ Hoàng Gia sẽ dẫn bạn đến làng nghề Thanh Hà để khám phá những nét văn hóa độc đáo tại ngôi làng cổ này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Cách di chuyển đến làng gốm Thanh Hà
Để đến làng gốm Thanh Hà từ phố cổ Hội An, bạn chỉ cần di chuyển khoảng 3km về phía Tây. Từ Chợ Cá, đi theo hướng Vĩnh Diện trên con đường Duy Tân, bạn sẽ nhanh chóng thấy biển chỉ dẫn vào làng nghề Thanh Hà. Đây là một hành trình ngắn và dễ dàng, giúp bạn khám phá ngôi làng gốm truyền thống này một cách thuận tiện hơn.
Dạo 1 vòng công viên gốm lớn nhất Việt Nam tại làng gốm Thanh Hà
Hãy dạo một vòng trong Công viên Đất Nung Thanh Hà – Công viên Gốm lớn nhất Việt Nam tại làng gốm Hội An nhé. Công viên này được miêu tả như một bảo tàng gốm “độc nhất vô nhị” trên dải đất hình chữ S của Việt Nam. Giá vé tham quan nơi này như sau:
Công viên Đất Nung Thanh Hà được xây dựng cách đây 5 năm tại làng gốm Thanh Hà, Hội An với tổng diện tích gần 6.000m2 và tổng giá trị đầu tư hơn 22 tỷ đồng. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Nguyên là chủ đầu tư và cũng là người lên bản thiết kế cho công viên này.
Công viên bao gồm 2 tòa nhà chính:
Ngoài ra, công viên còn có 9 khu riêng biệt khác như: khu lò gốm, bảo tàng làng nghề, khu sản phẩm, khu chợ đất nung, khu thế giới thu nhỏ, khu vườn sắp đặt, khu trại sản xuất, khu gốm Sa Huỳnh – Chăm và khu các làng nghề làm gốm truyền thống khác. Công viên cũng trưng bày các cổ vật xưa vô giá, sống mãi theo thời gian.
Tự tay tạo nên các sản phẩm gốm cho chính mình
Một trải nghiệm đặc biệt mà du khách rất yêu thích là tự tay tạo ra các sản phẩm gốm cho riêng mình. Bạn sẽ được các nghệ nhân của làng gốm hướng dẫn cách tạo hình trên bàn xoay và sau đó sản phẩm sẽ được nung trong lò, tạo nên một trải nghiệm thú vị và độc đáo.
Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Thanh Hà
Làng gốm truyền thống đã tồn tại từ thế kỷ XVI tại làng Thanh Chiêm, sau đó được dời về làng Thanh Hà, một phần của phố cổ Hội An như ngày nay. Từ đó, nó đã được biết đến với tên gọi là làng gốm Thanh Hà. Lịch sử của làng gốm nằm trong khu vực của phố cổ Hội An – nơi đã trải qua những thăng trầm của thời gian. Vào thế kỷ XVII, đang lúc thời kỳ phồn thịnh và danh tiếng, ngôi làng này được biết đến như là một “thổ sản quốc gia”,
Dù đã có những giai đoạn tưởng chừng như mất dấu và lãng quên, nhưng với lòng đam mê và lòng yêu nghề của người dân Quảng Nam, làng gốm Thanh Hà vẫn được truyền dạy cho thế hệ sau đến ngày nay. Khi phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, làng gốm Hội An Thanh Hà đã trở thành điểm đến thu hút du khách cả trong và ngoài nước, thu hút họ đến tham quan và trải nghiệm.
Làng nghề Thanh Hà nằm trên đường Duy Tân, Phường Thanh Hà, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam. Nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3.5km về phía Tây, ngôi làng có niên đại hơn 500 năm và đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử kể từ thế kỷ 16. Thời kỳ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18 được coi là thời kỳ hoàng kim của làng gốm. Ngôi làng này vô cùng nổi tiếng với những sản phẩm vô cùng tinh xảo, và được biết đến như là một “thổ sản quốc gia”.
Tận mắt chứng kiến kỹ thuật chuốt gốm điêu luyện
Khi đến thăm làng gốm Thanh Hà, du khách sẽ được chứng kiến kỹ thuật chuốt gốm điêu luyện. Các nghệ nhân tài ba sẽ thực hiện việc này trên bàn xoay, tạo ra những sản phẩm gốm mỹ nghệ với sự chi tiết và sắc nét đặc trưng.
Giá vé tham quan làng gốm Thanh Hà
Hiện tại, giá vé tham quan làng nghề Thanh Hà như sau:
Mỗi vé có hiệu lực trong vòng 24 giờ và bao gồm các hoạt động sau:
Thời gian tham quan linh hoạt, tùy vào sở thích và khả năng của mỗi du khách. Tuy nhiên với không gian rộng lớn, nơi đây sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian để khám phá và trải nghiệm sự độc đáo ở làng gốm Hội An đấy.
Quy trình tạo ra các sản phẩm gốm Thanh Hà
Khi đặt chân đến làng nghề Thanh Hà Hội An, bạn sẽ được chứng kiến một bức tranh về cuộc sống quê mùa đầy mộc mạc và thanh bình. Tất cả các vật dụng hàng ngày của người dân địa phương ở đây, từ bình hoa, chén, bát, đĩa cho đến nồi và chảo đều được làm từ gốm. Thông thường, quy trình tạo ra các sản phẩm gốm ở làng gốm Hội An như sau:
Nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm gốm là đất sét, đặc, dẻo và có độ kết dính cao. Các nghệ nhân sẽ thực hiện công đoạn nhào nặn để tạo ra hòn đất thô không hình thù ban đầu. Đất sét thường có màu nâu, vàng và đỏ thẫm, tạo nên nét đặc trưng của làng gốm Thanh Hà, mang trong mình hồn dân tộc.
Sau khi sơ chế khối đất thô đạt độ kết dính, nghệ nhân sẽ sử dụng tay của mình để tạo hình sản phẩm trên chiếc bàn xoay độc đáo theo mong muốn của mình. Đây là công đoạn thể hiện sự khéo léo và hoa tay của người thợ gốm. Sau đó, sản phẩm sẽ được mang ra ngoài phơi nắng hoặc hơ trên bếp củi để khô.
Cuối cùng, sản phẩm sẽ được mang vào lò nung theo một nhiệt độ nhất định. Tất cả các công đoạn trên đều được thực hiện thủ công, đòi hỏi sự cầu kỳ và kỹ thuật cao. Nghệ nhân không chỉ thể hiện sự khéo léo và sáng tạo, mà còn phải có tâm huyết và lòng yêu nghề. Mỗi đường nét trang trí trên sản phẩm gốm đều được làm tỉ mỉ, thể hiện sự thổi hồn dân tộc vào từng hòn đất.
Tóm lại, để tạo ra một sản phẩm chất lượng từ làng nghề Thanh Hà Hội An đòi hỏi sự kỹ thuật, tâm huyết và kỳ công. Từ việc chọn lựa đất sét phù hợp đến việc tạo hình, trang trí, và nung sản phẩm, mỗi bước đều cần được thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ.
Mua đồ gốm sứ Thanh Hà về làm quà tặng
Sau chuyến tham quan, du khách có thể mua các sản phẩm gốm sứ đặc sắc làm quà kỷ niệm hoặc tặng người thân, bạn bè. Sản phẩm gốm ở làng Thanh Hà đa dạng về mẫu mã và chủng loại, bao gồm phù điêu, tượng, chén, bình hoa, chậu cây, tò he và các sản phẩm trang trí, lưu niệm độc đáo và đẹp mắt.
Ăn uống khi tham quan làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Hội An là một điểm đến nổi tiếng, và xung quanh khu vực này có nhiều quán ăn phục vụ cho du khách. Bạn có thể dừng lại để thưởng thức các món đặc sản Hội An như: cao lầu, bún mắm nêm, cơm gà,… Nếu bạn muốn có nhiều sự lựa chọn hơn, bạn cũng có thể quay lại phố cổ để khám phá các nhà hàng, quán cafe hoặc nhà hàng biển sẽ phục vụ đa dạng hơn.
Có gì đặc sắc tại làng gốm Thanh Hà?
Có dịp ghé thăm làng gốm Thanh Hà, bạn có thể thử trải nghiệm những hoạt động thú vị sau:
Một số kinh nghiệm khi đi làng gốm Thanh Hà
Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích dành cho bạn khi tham quan làng gốm Hội An:
Một vài lưu ý khác mà bạn nên biết
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên hoàn hảo và trọn vẹn hơn khi khám phá làng gốm Thanh Hà:
Lời kết: Với không gian cổ kính, thanh bình và sự mộc mạc, làng gốm Thanh Hà chắc chắn sẽ ghi lại trong trí nhớ của bạn những trải nghiệm khó quên. Hy vọng những thông tin và kinh nghiệm mà Gốm Sứ Hoàng Gia đã chia sẻ qua bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch cho chuyến tham quan đầy thú vị. Hãy để làng gốm Thanh Hà Hội An mang đến cho bạn những trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa nhé!
Hằng năm, cứ đến dịp Mồng 10 tháng 7 âm lịch, du khách và người dân nô nức tham gia lễ hội Giỗ tổ nghề gốm truyền thống Thanh Hà – Hội An. Làng gốm đã thực sự đổi thay, làng nghề được bảo tồn và phát huy, đời sống của nhân dân ở đây cũng ngày càng ổn định.
Điểm tham quan hút kháchMột ngày về với làng gốm Thanh Hà thuộc khối phố Nam Diêu, phường Thanh Hà – TP. Hội An, những chuyến xe tấp nập đưa du khách lên tham quan làng nghề truyền thống. Trung bình mỗi ngày, làng gốm đón khoảng 1.500 lượt khách với giá vé 35.000đ/người; có thời điểm, mỗi ngày làng gốm đón đến 3.000 lượt khách.Ông Phạm Mẹo – Khối trưởng Khối phố Nam Diêu – Phường Thanh Hà chia sẻ: “Từ năm 2002, Nam Diêu có 115 hộ sản xuất gạch ngói, nhưng sau khi có chủ trương chuyển đổi ngành nghề, bước đầu rất khó khăn nhưng sau thấy hiệu quả. Sau 2004, thành phố có chủ trương phát triển du lịch, làng gốm sống trở lại, bà con rất phấn khởi. Nhìn chung, từ năm 2002 rất khó khăn về chuyển đổi ngành nghề nhưng bây chừ bà con cuộc sống ổn định”.
Khối phố Nam Diêu hiện có 405 hộ với hơn 1.700 nhân khẩu, đa số đều lao động, sản xuất trong ngành tiểu thủ công nghiệp, sản xuất gốm và tổ chức các dịch vụ du lịch làng nghề. Hiện tất cả lao động tại làng gốm Thanh Hà đều được nhận lương dựa trên mức độ đóng góp, tham gia vào hoạt động du lịch của làng. Ngoài tiền lương và tiền phường trả mua con tò he tặng khách, các hộ còn bán được hàng gốm. Thông qua hoạt động du lịch, các cơ sở đều nỗ lực tạo ra sản phẩm mới phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách, mang lại thu nhập và góp phần bảo tồn làng nghề.Nhờ đó, từ một khối phố còn nhiều khó khăn những năm đầu mới chuyển đổi ngành nghề, đến nay, Nam Diêu đã vươn lên là ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước của phường Thanh Hà bởi những đổi thay ở đây thật sự rõ nét.Du khách đến đông, đời sống của lao động ngày càng ổn định, nghề truyền thống của cha ông đã hồi sinh một cách ngoạn mục. Các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ của làng gốm mà cả vùng đất Thanh Hà được khởi phục, bảo lưu.
Ngày 15/12/2014, UBND tỉnh Quảng Nam đã công nhận nghề gốm Thanh Hà là “Nghề truyền thống” và làng gốm Thanh Hà là “Làng nghề truyền thống”. Ngày 27/8/2019, nghề gốm Thanh Hà được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà được tổ chức thường niên vào mùng 9 và 10 tháng 7 âm lịch.
Nghệ nhân Nguyễn Lành – Làng gốm Truyền thống Thanh Hà – Hội An bày tỏ suy nghĩ:“Nhân dân chúng tôi phấn khởi, vui mừng vì tổ chức lễ hội tạo điều kiện thu hút nhiều du khách, thêm cơ hội cho bà con làm nghề chúng tôi tăng cao thu nhập.”
Hiệu quả chuyển đổi ngành nghề.
Ông Nguyễn Kim Châu – Nguyên Bí Thư Đảng ủy phường Thanh Hà cho biết, thời điểm những năm 2000, phường được tách ra từ một xã nông nghiệp, diện tích đất lúa, hoa màu vừa nhỏ vừa kém phì nhiêu, phần lớn đất cồn cát chủ yếu đất nghĩa địa nên kinh tế và đời sống Nhân dân vô cùng khó khăn.“Một chủ trương lớn, mang tính đột phá đã được thành phố triển khai là chuyển đổi ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phá bỏ lò gạch sản xuất bằng than đá tại khối phố Nam Diêu chuyển sang phát triển nghề gốm truyền thống. Lúc đó, toàn phường có đến 294 hộ nghèo và 17 hộ đói, trong đó có nhiều hộ ở Nam Diêu. Thế nhưng, chỉ sau 3 năm, toàn phường đã xóa hết hộ đói và xóa xong hộ nghèo vào năm 2017”.Thống kê cho thấy, du khách tham quan làng Gốm Thanh Hà vào năm 2001 chỉ có 674 lượt, đến năm 2023 đã tăng lên 500.900 lượt khách; doanh thu tham quan làng gốm năm 2001 chỉ trên 8 triệu đồng, đến năm 2023 đã tăng lên đến 17,5 tỷ đồng.Cùng với việc hỗ trợ đầu tư, nâng cấp hạ tầng làng nghề, nhiều năm qua, thành phố đã hỗ trợ xây dựng các lò nung truyền thống, các nghệ nhân cũng đã chủ động đưa công nghệ vào một vài khâu sản xuất nhằm rút ngắn thời gian, tiết giảm nhân công, tăng sức cạnh tranh. Từ một dự án do Sở KH-CN thực hiện, một số hộ làng nghề cũng đã được đào tạo, chuyển giao công nghệ nung gốm bằng lò đốt gas, lò đốt cải tiến theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ 50%, còn lại là vốn đối ứng của nghệ nhân.Tháng 6/2023, bãi đổ xe bên ngoài làng gốm diện tích 2.500m2, kinh phí đầu tư khoảng 3 tỷ đồng đã đầu tư hoàn thành; hệ thống đường nội bộ làng nghề được nâng cấp, xây dựng điểm check-in, bố trí xe điện vận chuyển khách.
Ông Nguyễn Văn Nhật – Chủ tịch UBND phường Thanh Hà cho biết: “Bên cạnh việc chỉnh trang đô thị, địa phương hết sức quan tâm việc chỉnh trang khu vực nội bộ của làng gốm, đặc biệt là nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm để thu hút hút du khách đến tham quan làng gốm, tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con làng nghề”.Điều mà du khách thích thú khi đến tham quan làng gốm Thanh Hà – Hội An chính là làng nghề vẫn bảo lưu nguyên vẹn phương thức sản xuất truyền thống gắn với sự sáng tạo mới, thích ứng với thị hiếu hiện đại. Đây cũng là minh chứng rõ nhất cho qúa trình phục hồi, bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống ở Hội An./.