Cha Đẻ Ngành Công Nghiệp Quốc Phòng Việt Nam

Cha Đẻ Ngành Công Nghiệp Quốc Phòng Việt Nam

Cơ sở 2: Số 68, Tổ 30, Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

Lập quỹ học bổng để trả ơn cuộc đời

"Học bổng Giáo dục Vừng" dành cho các bạn học sinh, sinh viên tài năng của bạn ra đời thế nào?

- Mình được đi du học lần đầu tiên ở trường cấp 3 nhờ chương trình học bổng Davis scholarship của nhà thiện nguyện người Mỹ - Shelby MC Davis. Lên đại học, mình tiếp tục nhận được học bổng từ Đại học Cornell cũng như Davis scholarship. Lần đầu tiên mình gặp Davis ngoài đời là khi ông ấy có bài diễn thuyết ở trường cấp 3 của mình. Ông giới thiệu một triết lý sống của bản thân là: "30 năm đầu cuộc đời dành để học, 30 năm tiếp theo để kiếm tiền và 30 năm cuối cùng để cho đi".

Sự giúp đỡ vô điều kiện của các quỹ học bổng như vậy hoàn toàn thay đổi các cơ hội của mình, góc nhìn của mình về thế giới và nuôi dưỡng trong mình nhiều mục tiêu lớn. Mình vẫn luôn biết ơn quỹ học bổng này nên tự hứa với bản thân là khi có thể có những đồng lương lần đầu tiên, mình sẽ bắt đầu hoạt động cộng đồng này và lan tỏa sự đam mê với học tập với các bạn trẻ khác.

Quy trình xét trao học bổng có khó lắm không? Vì sao Vừng không thử xin tài trợ thay vì trích từ tài chính của chính mình để trao giải?

- Do chương trình hoạt động năm đầu tiên, mình muốn thử sức tự vận hành với các nguồn năng lực mà mình sẵn có về mặt tài chính lẫn tổ chức sự kiện. Có tổng cộng 1.019 bạn gửi đơn đăng ký, vượt xa so với những gì mình kỳ vọng. Mình và ban tuyển chọn bao gồm 3 thành viên nữa là chị Khánh Vy, chị Ruby Nguyễn (CEO, người sáng lập công ty Curieous) và anh Vũ Anh Duy (đến từ Quỹ đầu tư Funding Societies) dành tổng cộng một tuần để đọc toàn bộ đơn của các bạn một cách kỹ lưỡng nhất có thể.

Đề án nào đã chiến thắng chương trình học bổng năm đầu tiên?

- Đó là dự án "Ná Nả: Mùa gì mua nấy" của bạn Khang A Tủa. Tủa là chàng trai Hmông đầu tiên đỗ Đại học Bách khoa nhưng xin nghỉ sau 2 năm. Sau đó, Tủa trở thành là nam sinh Hmông đầu tiên học ở Đại học Fulbright và sáng lập ra Ná Nả. Tủa mong muốn giúp đỡ các bà mẹ người Hmông có thêm thu nhập và sự tự chủ tài chính. Bạn ấy sẽ sử dụng quỹ học bổng để góp phần xây trạm gói ghém sản phẩm nông sản từ quê hương và có nhiều mục tiêu để phục vụ cộng đồng lâu dài.

Vừng có ý định duy trì quỹ học bổng lâu dài và mở rộng ảnh hưởng hơn chứ?

- Mình muốn mở rộng tinh thần của chương trình học bổng tới nhiều bạn hơn vì thực sự, các bạn ứng tuyển đều rất xuất sắc và có nhiều ước mơ đáng trân trọng. Mình muốn có thể lắng nghe và chạm tới nhiều bạn trẻ hơn nữa trong chương trình các năm tiếp theo.

Vừng và Khang A Tủa - chủ nhân của đề án chiến thắng chương trình học bổng năm đầu tiên.

Chấp nhận ý kiến trái chiều khi tham gia mạng xã hội

Ngay từ khi học tiểu học, Vừng đã lập kế hoạch cố gắng xin học bổng càng sớm càng tốt. Điều gì đã thôi thúc một cô bé có những suy nghĩ trưởng thành như thế?

- Mình hay xem tivi và đọc sách về những người có sức ảnh hưởng lớn tới xã hội. Một trong những người mà mình hâm mộ nhất là tổng thống da màu đầu tiên ở Mỹ - Barack Obama, đến mức mình tưởng tượng từ năm học lớp 2 là được học cùng trường đại học với ông ấy.

Các chương trình hoạt hình vui vẻ mình xem cũng có năng lượng đấy. Ví dụ là anh em Phineas và Ferb trong bộ phim cùng tên luôn sản xuất ra những ý tưởng thật vui và độc đáo để có mùa hè thật đáng nhớ hay cô bé Totto-chan trong cuốn sách Totto-chan - Cô bé bên cửa sổ có góc nhìn thật tích cực, tò mò và đáng yêu về thế giới xung quanh.

Khi đọc, xem và suy ngẫm về những nhân vật như vậy, mình có một sự tưởng tượng khá là mơ mộng và tích cực về những thứ mình muốn làm được sau này.

Bên cạnh nổi tiếng với biệt danh "chiến thần săn học bổng", Vừng cũng là nhà sáng tạo nội dung có lượng khán giả nhất định. Có danh tiếng và cơ hội kiếm thu nhập nhưng công việc này cũng dễ gặp phải ý kiến trái chiều, điều này có gây cho bạn áp lực?

- Áp lực nhiều nhất mà mình có thường đến từ chính bản thân: Muốn làm nhiều video hơn, muốn làm video đẹp, hay hơn nên đôi khi có tính cầu toàn trong công việc và không quá hài lòng với các sản phẩm mình làm ra.

Còn với áp lực về ý kiến trái chiều, mình nghĩ đó là một phần của công việc khi mình quyết định tham gia vào mạng xã hội. Đấy là một chuyện rất bình thường mà mình cần chấp nhận và làm quen, thậm chí học cách đối mặt với nó còn khiến mình trở thành người trưởng thành hơn.

Năm 3 đại học sẽ là thời điểm sinh viên đi thực tập, Vừng đã chuẩn bị đến đâu rồi và "nhắm" đến công ty nào chưa?

- Mình đã đỗ chương trình thực tập tại một trong những startup về công nghệ AI hàng đầu ở Mỹ và hiện vừa học, vừa tham gia làm việc online (trực tuyến) ở công ty. Công ty tên là Rewind AI - sản phẩm ứng dụng công nghệ giúp người dùng có thể rà soát lại thông tin mình đã đọc, xem và tiêu thụ trên thiết bị cá nhân để sàng lọc thông tin - được đầu tư bởi quỹ công nghệ hàng đầu Mỹ là a16z và Sam Altman - CEO của OpenAI sáng lập ra ChatGPT. Vị trí của mình là Product Marketing Intern (tạm dịch: Thực tập sinh tiếp thị sản phẩm). Mình cũng là thực tập sinh đầu tiên của công ty.

Dịp Tết vừa qua của Vừng có gì đặc biệt?

- Mình vẫn sẽ tiếp tục chương trình học ở trường vì lịch nghỉ của trường đại học Mỹ sẽ không có không gian cho học sinh nghỉ lễ Tết. Thế nhưng, mình vừa làm MC của chương trình Tết cho cộng đồng 400 người Việt ở New York (Mỹ), vừa luyện tập chạy cuộc thi half-marathon (sự kiện chạy đường trường dài 21,0975km) trong tháng 2 nên cái Tết của mình sẽ có rất nhiều thời gian dành cho việc luyện tập ngoài việc lên giảng đường.

Kế hoạch trong năm 2024 của Vừng?

- Mục tiêu năm nay của mình sẽ là hoàn thành tốt công việc thực tập sinh mình vừa mới bắt đầu, học hỏi thêm về thị trường startup công nghệ ở Mỹ. Về sức khỏe, mình sắp hoàn thành chặng đua half-marathon đầu tiên và đã luyện tập được 4 tháng liên tục không ngừng nghỉ từ tháng 8/2023. Mình cũng muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của chương trình "Học bổng Giáo dục Vừng" năm 2024 và chắc chắn sẽ ra nhiều nội dung hay hơn nữa trên kênh của mình.

Chúc tất cả độc giả của báo Dân trí luôn thật vui vẻ, hạnh phúc và đạt nhiều mục tiêu trong năm mới, luôn mạnh mẽ như những chú rồng!

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (GAET; tiếng Anh: Defence Economic Technical Industry Corporation) trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 3035/ QĐ- BQP ngày 23 tháng 8 năm 2011, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Vật tư Công nghiệp quốc phòng, là doanh nghiệp quốc phòng có chức năng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực: xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất quốc phòng và kinh tế; xuất nhập khẩu và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ mìn; đào tạo nghề và xuất nhập khẩu lao động; liên doanh sản xuất nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp quốc phòng và nhiều chức năng kinh doanh quan trọng khác.[1][2][3][4][5]

Tiền thân của GAET là cục Vật tư Nhiên liệu (Tổng cục Hậu cần), cục Cung ứng Vật tư (Tổng cục Kỹ thuật) với nhiệm vụ quan trọng là cung cấp đảm bảo vũ khí, vật tư, nhiên liệu phục vụ cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.[1]

- Lý Quang Diệu từng theo học ngành luật tại ĐH Cambridge và đã thành lập công ty luật nổi tiếng Lee&Lee

- Các con của ông hiện giữ các vị trí cao cấp trong chính quyền Singapore.

- Qua ba thập kỷ nhiệm quyền của Lý Quang Diệu, Singapore từ một quốc gia đang phát triển nay đứng trong hàng ngũ những quốc gia phát triển nhất thế giới, mặc cho dân số ít ỏi, diện tích nhỏ bé và tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

Là lãnh đạo cấp cao nhất của Singapore từ năm 1959 đến 1990, Lý Quang Diệu là vị Thủ tướng phục vụ lâu nhất trong lịch sử của nước Cộng hòa Singapore. Mặc dù đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này. Dưới thời của ông, Singapore đã trở thành quốc gia thịnh vượng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923, trong một gia đình gốc Trung Quốc giàu có định cư ở Singapore từ thế kỷ 19. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ông theo học ngành luật tại ĐH Cambridge (Anh). Năm 1950, ông kết hôn với bà Kha Ngọc Chi. Họ có hai con trai và một con gái.

Các con của ông hiện giữ các vị trí cao cấp trong chính quyền Singapore. Con trai cả Lý Hiển Long là Thủ tướng đương nhiệm. Con trai thứ hai là Lý Hiển Dương từng là CEO của hãng viễn thông SingTel. Con gái ông lãnh đạo Viện khoa học thần kinh quốc gia. Vợ của đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long là người lãnh đạo Temasek Holdings – tập đoàn đầu tư trực thuộc chính phủ Singapore và hiện có một số khoản đầu tư ở Việt Nam.

Trước đây Singapore là thuộc địa của Anh và đây là nơi đặt căn cứ quân sự hải quân lớn nhất của Anh ở Viễn Đông. Lúc đó quốc đảo này được điều hành bởi Thống đốc và một hội đồng lập pháp chủ yếu gồm những doanh nhân Trung Quốc giàu có được chỉ định thay vì do dân bầu.

Trong thời kỳ đầu những năm 1950, ở Singapore rộ lên những cuộc thảo luận về cải cách hiến pháp và độc lập. Năm 1954, Lý Quang Diệu cùng với một nhóm bạn hữu thuộc giai cấp trung lưu có học vấn Anh, thành lập Đảng Hành động Nhân dân (PAP) và liên tục có những bước tiến lớn trên chính trường.

Cuối cùng, năm 1959, đảng của ông giành chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử và ông trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Singapore độc lập.

Ngay sau khi trở thành Thủ tướng, Lý Quang Diệu đã đưa ra kế hoạch 5 năm kêu gọi công nghiệp hóa, cải cách giáo dục, tăng quyền cho phụ nữ, hiện đại hóa đô thị và xây dựng các dự án nhà ở công.

Trong số các kế hoạch của ông còn có vụ sáp nhập Singapore và Malaysia. Năm 1962, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức với 70% cử tri bỏ phiếu ủng hộ nhập Singapore vào Malaysia. Tuy nhiên, xung đột giữa nhóm người Malay và người Hoa ngày càng tăng, khiến nhiều cuộc bạo động nổ ra ở Singapore.

Tháng 7/1965, ông buộc phải chấp nhận ký vào hiệp ước tách Singapore ra khỏi Malaysia. Sự kiện này là một cú sốc lớn đối với ông bởi ông quan niệm thống nhất là điều kiện quan trọng đối với sự tồn vong của Singapore. Không có tài nguyên thiên nhiên và khả năng phòng thủ hạn chế là những thách thức lớn đối với quốc đảo này.

Singapore cần một nền kinh tế khỏe mạnh để tồn tại như một quốc gia độc lập, và ông nhanh chóng triển khai kế hoạch chuyển đổi Singapore thành một nước chuyên xuất khẩu các sản phẩm đã hoàn thiện. Singapore cũng giành nhiều ưu đãi cho dòng vốn đầu tư nước ngoài và đảm bảo có thể nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

Lý Quang Diệu đã điều hành đất nước hiệu quả mà mang đến cho Singapore sự thịnh vượng chưa từng có trong lịch sử. Đến những năm 1980, Singapore đã có thu nhập bình quân đầu người cao thứ hai ở Đông Á, chỉ sau Nhật Bản, Đây cũng là trung tâm tài chính của Đông Nam Á.

Qua ba thập kỷ nhiệm quyền của Lý Quang Diệu, Singapore từ một quốc gia đang phát triển nay đứng trong hàng ngũ những quốc gia phát triển nhất thế giới, mặc cho dân số ít ỏi, diện tích nhỏ bé và tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

Lý Quang Diệu thường nói rằng tài nguyên duy nhất của Singapore là người dân và tinh thần làm việc hăng say của họ. Ông nhận được sự kính trọng của nhiều người Singapore, đặc biệt là những người lớn tuổi, họ luôn nhớ đến khả năng lãnh đạo của ông trong thời kỳ độc lập và tách rời khỏi Malaysia.