Ngành hành chính nhân sự hiện đang là 1 trong số ít các ngành nghề đang nhận được sự quan tâm vô cùng đặc biệt của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên trong thời kỳ công nghệ 4.0
Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Nhân viên hành chính nhân sự
Nhân viên hành chính nhân sự cần có những kỹ năng nào luôn là câu hỏi của nhiều người đang muốn làm nghề nhân sự. Có thể nói, nghề hành chính nhân sự được coi như là "dễ thở hơn" so với các khối ngành kinh tế khác.
Nghề này không đòi hỏi các bạn phải học đúng chuyên ngành, cũng không đòi hỏi bạn phải có trình độ ngoại ngữ cao siêu hay kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm thì mới có thể làm được. Đổi lại, đặc thù của ngành nghề này đó chính là nhân viên phải trang bị các kỹ năng nhất định, bao gồm kỹ năng cứng và mềm. Vậy những kỹ năng đó là gì?
*Nhân viên hành chính nhân sự cần có kỹ năng giao tiếp
Một nhân viên hành chính nhân sự được xem như là cầu nối giữa các bộ phận trong công ty, giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với cấp trên.
Chính vì thế, nhân viên hành chính nhân sự cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo để xử lý các công việc cũng như biết cách gắn kết tập thể nhân viên trong tổ chức lại với nhau để tăng năng suất lao động.
Đồng thời, với cách ứng xử tinh tế và khéo léo của mình, bản thân nhân viên hành chính nhân sự sẽ giúp họ biết cách dung hòa mọi thứ, sao cho không mất lòng sếp nhưng vẫn được lòng nhân viên, đồng nghiệp trong công ty.
*Nhân viên hành chính nhân sự cần có kỹ năng thuyết trình
Bộ phận nhân viên hành chính nhân sự không đòi hỏi phải có kỹ năng thuyết trình "đỉnh" như bên bộ phận Marketing. Tuy nhiên, với vai trò là người trung gian, truyền các chỉ thị của cấp lãnh đạo xuống nhân viên, và ngược lại, thay mặt nhân viên đóng góp ý kiến, nguyện vọng với lãnh đạo thì kỹ năng thuyết trình này lại trở nên vô cùng quan trọng.
Nhiệm vụ của kỹ năng thuyết trình là để kết nối sự tương tác với người nghe và có tính thuyết phục cho 1 vấn đề gì đó mà hiệu ứng tốt nhất mà nó đem lại là đôi bên chấp thuận và hiểu ý nhau trong tâm trạng thoải mái nhất.
Hơn thế nữa kỹ năng thuyết trình cũng sẽ giúp giải quyết một số vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ, làm xoa dịu bầu không khí căng thẳng giữa đôi bên để cùng biết cách trung hòa ý kiến của nhau.
*Nhân viên hành chính nhân sự cần nắm bắt được tâm lý người khác
Làm nghề hành chính nhân sự cũng giống như "Làm dâu trăm họ". Do đó, nếu kỹ năng nắm bắt tâm lý người khác tốt thì đây sẽ được coi như là 1 lợi thế lớn giúp công việc trở nên dễ dàng và cơ hội thăng tiến cao hơn rất nhiều.
Đồng thời, với 1 nhân viên làm nghề nhân sự, kỹ năng sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra được các ứng viên giỏi, tiềm năng, cũng như hiểu rõ hơn về nguyện vọng, yêu cầu của từng ứng viên để có những chế độ đãi ngộ thu hút nhân tài sao cho phù hợp
*Nhân viên hành chính nhân sự cần có kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm luôn được đề cao trong bất cứ môi trường nào bởi nó mang 1 ý nghĩa nhất định quyết định năng suất và hiệu quả của 1 tổ chức.
Nhân viên hành chính nhân sự cần có kỹ năng làm việc nhóm tốt để thúc đẩy các nhân viên trong công ty cùng hợp tác, phát triển, cung cấp những phản hồi mang tính xây dựng để đạt được mục tiêu chung. Kỹ năng này sẽ giúp mỗi người nhìn lại bản thân mình, bổ sung những thiếu sót cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Theo bạn, với ý kiến cá nhân của bạn thân nhân viên hành chính nhân sự ngoài những kỹ năng trên sẽ cần thêm những kỹ năng nào nữa hay không? Nếu có bạn hãy để lại ý kiến ở phần bình luận để mọi người cùng trao đổi nhé!
Phẩm chất của một nhân viên hành chính nhân sự giỏi
Một nhân viên hành chính nhân sự xuất sắc là người có nền tảng kiến thức và sở hữu các kỹ năng mềm, kỹ năng hành chính văn phòng. Bên cạnh đó, bản thân mỗi ứng viên cũng cần có các phẩm chất để phù hợp với lĩnh vực. Một số phẩm chất quan trọng nhất với nhân viên hành chính nhân sự là:
- Khéo léo trong xây dựng mối quan hệ: Nghề nhân sự là làm việc giữa người với người, vừa cần có sự tương tác và giao tiếp tốt lại vừa cần sự nhạy cảm và tinh tế, tâm lý để đoán biết đối phương và điều chỉnh hành vi, cách trao đổi, hợp tác ăn ý nhất.
Nhân viên hành chính nhân sự biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ sẽ làm việc hiệu quả và phát triển sự nghiệp lâu dài.
- Kiên nhẫn, biết lắng nghe: Nhân viên hành chính nhân sự hỗ trợ Trưởng phòng hành chính nhân sự để quản lý vấn đề hành chính - nhân sự - tuyển dụng trong doanh nghiệp, cung cấp một môi trường làm việc tốt và xây dựng văn hóa công ty.
Sự kiên nhẫn cũng như khả năng lắng nghe tích cực giúp bạn trao đổi tốt hơn, được sếp và đồng nghiệp, các nhân viên công ty tin tưởng hơn.
- Kỷ luật và công bằng: Trong nhiều trường hợp, nhân viên hành chính nhân sự sẽ giải đáp thắc mắc cho nhân viên và giúp họ phân xử khi có xung đột, bất đồng. Do vậy, trước hết bản thân bạn phải là người có kỷ luật, sau đó là có khả năng giữ lập trường trung lập, xử lý công bằng.
- Chăm chỉ, chịu được áp lực: Nhân viên hành chính nhân sự làm công việc văn phòng nhưng họ không hề nhàn nhã như nhiều người vẫn tưởng. Sự chăm chỉ, cẩn thận và biết sắp xếp công việc, chịu được áp lực là phẩm chất quan trọng giúp bạn hoàn thành tốt công việc.
Nói tóm lại, công việc của một nhân viên hành chính nhân sự cũng không quá khó, tuy nhiên đòi hỏi ở bản thân mỗi người phải có các kỹ năng mềm cũng như kinh nghiệm thực tế để giải quyết công việc 1 cách hiệu quả hơn. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đã có cho mình một vài bí quyết nho nhỏ để có thể theo đuổi nghề hành chính nhân sự này.
Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự, khóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.
Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.
Được xem là một trong những công việc không có nhiều áp lực cho nên hành chính văn phòng trở thành một công việc lý tưởng của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế công việc này có rất nhiều việc cần phải làm cũng như không hề nhàn nhã như mọi người vẫn nghĩ. Vậy mô tả công việc của nhân viên hành chính văn phòng là gì? Bài viết này sẽ trả lời giúp bạn.
Giới thiệu về vị trí nhân viên hành chính văn phòng
Hành chính văn phòng là một bộ phận cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Đây là bộ phận đảm nhiệm các công việc liên quan đến thủ tục hành chính, phụ trách văn thư, hỗ trợ nhân viên về các loại giấy tờ cũng như là lễ tân của doanh nghiệp và còn nhiều các công việc không tên khác.
Bên cạnh đó, hành chính văn phòng còn có nhiệm vụ chuẩn bị giấy tờ, trang thiết bị cho các cuộc hội họp, tổ chức sự kiện,… cho công ty. Cũng như đặt hàng các vật dụng văn phòng cần thiết cho quá trình hoạt động của công ty như giấy, viết,…
Như vậy, bạn có thể thấy được rằng công việc của nhân viên hành chính văn phòng là khá nhiều. Cho nên, đây không thể xem là công việc nhàn nhã như mọi người vẫn nghĩ.
Với những giới thiệu như trên, bạn đã có thể hiểu sơ lược về công việc của nhân viên hành chính văn phòng là gì? Phần tiếp theo đây, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về mô tả công việc của bộ phận hành chính văn phòng, bạn cùng đọc tiếp nhé.
Nhân viên hành chính văn phòng có nhiệm vụ tiếp nhận các loại giấy tờ, hồ sơ, công văn,… được gửi đến công ty. Sau đó chuyển đến các bộ phận có liên quan khác.
Hành chính văn phòng là bộ phận lưu trữ các loại giấy tờ, thủ tục quan trọng của công ty.
Các báo cáo về tình trạng của nhân viên như đau ốm, thai sản, nghỉ phép,… đều được đưa đến hành chính văn phòng tiếp nhận và xử lý.
Lập các văn bản theo yêu cầu của ban lãnh đạo cũng như các phòng ban trong công ty và in ấn, phát hành khi cần thiết.
Nhân viên hành chính văn phòng có nhiệm vụ nhận các cuộc gọi đến và chuyển sang bộ phận có liên quan. Cũng như đón tiếp khách hàng, đối tác,… đến làm việc tại công ty.
Các cuộc hội, họp sẽ do bộ phận hành chính văn phòng chuẩn bị tài liệu, giấy tờ, nước uống,… theo yêu cầu.
Tổ chức các sự kiện với khách hàng, sự kiện cho nhân viên trong công ty,… theo những chỉ thị từ ban lãnh đạo.
Lập danh sách theo dõi, lên kế hoạch mua, tu sửa các trang thiết bị, tài sản của công ty phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế, đảm bảo cho quá trình làm việc tốt nhất của nhân viên.
Lập danh sách, kế hoạch mua các thiết bị văn phòng phẩm kịp thời phục vụ quá trình làm việc của công ty.
Hành chính văn phòng chính là bộ phận có nhiệm vụ lưu trữ các hồ sơ của nhân viên.
Đây cũng là bộ phận xử lý các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho nhân viên, ví dụ như nghỉ phép, nghỉ việc,…
Lên hợp đồng thử việc, hợp làm việc chính thức và thực hiện công tác ký kết hợp đồng với nhân viên.
Cập nhật các loại giấy tờ của nhân viên đảm bảo đầy đủ theo yêu cầu của Pháp luật.
Giải quyết những thắc mắc, yêu cầu bổ sung về BHXH, BHYT của nhân viên cũng như những phúc lợi, thưởng phạt chung của công ty.
Với phần mô tả công việc như trên đã phần nào giúp bạn xác định được những công việc của nhân viên hành chính văn phòng là gì? Việc tìm hiểu trước khi lựa chọn làm việc sẽ giúp bạn xác định phần việc cần làm của công việc đó. Từ đó có sự chuẩn bị để tránh trường hợp choáng ngợp trước khối lượng công việc quá lớn hay bị hụt hẫng khi công việc mình làm không như tưởng tượng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích.
Nhân viên tư vấn tài chính là người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân tích, đánh giá và đưa ra lời khuyên tài chính cho khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân. Bản mô tả công việc của nhân viên tư vấn tài chính sẽ liệt kê trách nhiệm và yêu cầu với vị trí này.
Nhân viên tư vấn tài chính còn được gọi là cố vấn tài chính. Họ đưa ra lời khuyên cho khách hàng về việc để tiết kiệm, nộp thuế, dòng tiền, nguồn vốn, nghỉ hưu, bảo hiểm hoặc đầu tư. Về cơ bản, nhân viên tư vấn tài chính làm việc để giúp khách hàng đạt được mục tiêu tài chính của họ, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Nhân viên tư vấn tài chính có thể làm việc cho các công ty/tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính hoặc phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp như một cố vấn.
MỤC LỤC: 1. Mô tả công việc của Nhân viên tư vấn tài chính 2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí nhân viên tư vấn tài chính
Nhân viên tư vấn tài chính đảm nhận những công việc gì?